Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Rượu ba kích có tác dụng gì? Cách ngâm rượu ba kích bổ thận tráng dương

Rượu ba kích được ngâm từ củ ba kích, có tác dụng nổi tiếng là tăng cường sinh lực phái mạnh, bồi bổ sức khỏe, bổ thận tráng dương nên được các đấng mày râu rất thích sử dụng vị thuốc này và hay ngâm rượu uống. Vậy ba kích có thật sự có công dụng bổ thận tráng dương như lời đồn hay không?

 

Ruou Ba Kich

 

I/ Ba kích là gì?

 

Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis là loại cây thuộc chi Nhàu, họ Cà phê, cây ba kích thường phân bố ở các vùng trung du và đồi núi thấp phía bắc. Ngày nay ngoài ba kích tự nhiên, thì đã có nhiều nơi trồng cây ba kích với mục đích thương mại.

Cây ba kích hiện nay có 2 loại chính:

• Ba kích trắng: Loại này chiếm khoảng từ 80-90% trong tự nhiên, ba kích trắng có vỏ màu vàng nhạt phần thịt màu trắng và khi ngâm rượu thuốc sẽ có màu tím nhạt.

• Ba kích tím: Loại này chỉ chiếm từ 10-20% trong tự nhiên, ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt bên trong màu tím sẫm nên khi ngâm rượu sẽ cho ra màu tím đậm hơi đen

 

Ba Kich Tim Rung1

 

 

II/ Rượu ba kích có tác dụng gì?

 

Đã từ lâu, ba kích được sử dụng như một vị thuốc đông y có thể chữa được rất nhiều loại bệnh. Khi ngâm rượu 3 kích cũng sẽ phát huy được các tác dụng như:

– Cải thiện chức năng thận

– Hỗ trợ chữa trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm

– Điều trị chứng kinh nguyệt không đều

– Giúp xương chắc khỏe hơn, cải thiện thoát vị, cải thiện chứng đau lưng

⇒ Nhiều người cho rằng rượu ba kích có chức năng cường dương, nhưng thật ra ba kích có có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch trong điều trị liệt dương, bổ thận, tăng cường sinh lý. Ngày nay có một số nơi bán rượu ba kích không rõ nguồn gốc có thể bị bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Nên mới có tình trạng cường dương không mong muốn dở khóc dở cười.

 

III/ Đối tượng nào không nên sử dụng rượu ba kích?

 

Mặc dù ba kích là một vị thuốc tốt trong chữa trị các bệnh về chức năng thận & bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng ba kích.

 

Rượu ba kích không phù hợp với:

• Những người mắc phải chứng bệnh khó xuất tinh hoặc tinh trùng yếu.

• Người có tiền sử bệnh tim mạch.

• Người bị xơ gan, suy thận mạn.

• Người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt.

 

Các trường hợp khác không nên dùng rượu ba kích bao gồm:

• Người bị huyết áp thấp, do ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu bạn tự ý dùng thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.

• Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

• Người bị tiểu buốt, khó tiểu.

• Người chuẩn bị phẫu thuật.

 

IV/ Hướng dẫn ngâm rượu ba kích tím tại nhà:

 

 

1. Cách ngâm rượu ba kích tươi:

 

Nguyên liệu:

– Củ ba kích tím tươi: 2kg

– Rượu nếp trắng 40 độ: 10 lít

– Bình thủy tinh có nắp đậy

 

Cách ngâm:

• Bước 1: Ba kích tím tươi đem rửa sạch phơi ráo nước

• Bước 2: Tách đôi củ ba kích ra, lấy phần lõi vứt đi (đây là phần có chứa độc tố), chỉ giữ lại phần thịt

• Bước 3: Sau khi đã tách bỏ chỉ giữ lại phần thịt, cho 1 ít rượu trắng vào tráng sơ qua

• Bước 4: Bỏ tất cả ba kích tím đã sơ chế vào bình ngâm, đổ 10 lít rượu nếp trắng 40 độ vào ngâm

• Bước 5: Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời, sau 60 ngày có thể sử dụng

 

2. Cách ngâm rượu ba kích khô:

 

Nguyên liệu:

– Ba kích tím khô: 1kg

– Rượu nếp trắng 40 độ: 10 lít

– Bình thủy tinh có nắp đậy

 

Cách ngâm:

• Bước 1: Ba kích khô thường sẽ được làm sạch và loại bỏ phần lõi có chứa độc tố ra rồi, lúc này chỉ cần bỏ lên bếp sao vàng tầm 15p cho thơm

• Bước 2: Tráng ba kích tím qua 1 lượt rượu cho sach hết chất bẩn

• Bước 3: Cho tất cả ba kích khô đã được sơ chế vào bình ngâm, sau đó đổ 10 lít rượu đã chuẩn bị vào để ngâm

• Bước 4: Đậy kín nắp vào bảo quản nơi khô thoáng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Rượu ba kích càng ngâm lâu sẽ càng ngon

 

*Lưu ý: Cần phải loại bỏ lõi củ ba kích trước khi ngâm, vì trong lỗi củ ba kích có chứa thành phần độc hại có thể gây ngộ độc hoặc phản tác dụng gây liệt dương

⇒ Khi đã nắm rõ được công dụng của rượu ba kích, và cách ngâm rượu 3 kích. Hãy cân nhắc trước khi sử dụng nhé, không nên quá lạm dụng rượu ba kích. Hãy kết hợp ngâm ba kích với một số dược liệu khác để tăng độ hiệu quả nhé! Chúc các bạn thành công!!!

5/5 - (6 bình chọn)