Triệu chứng và biểu hiện của tình trạng mất ngủ
Mất ngủ là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, khi cơ thể khó đi vào giấc ngủ và thường chỉ được một vài giờ mỗi đêm. Mất ngủ về đêm thường xuyên, kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động trong ngày, làm thiếu hụt năng lượng mà còn giảm hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống kém đi. Hãy cũng mình điểm qua một số vấn đề về tình trạng mất ngủ này nhé
Những biểu hiện của việc mất ngủ thường gặp
• Mệt mỏi, khó chịu hoặc buồn ngủ ban ngày
• Sự chú ý hoặc tập trung kém
• Giảm năng lượng hoặc mất động lực
• Khó ngủ về đêm, khó duy trì giấc ngủ.
• Dậy quá sớm và không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
• Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.
• Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm
• Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
• Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu
• Năng suất làm việc, học tập giảm sút
• Căng thẳng nhức đầu
Những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thường gặp
– Căng thẳng, stresstrong công việc và cuộc sống: lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình.
– Sử dụng các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê…): trước khi ngủ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.
– Không gian sống: Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm …
– Lệch múi giờ: do di chuyển sau chuyến đi dài làm rối loạn chu trình thức – ngủ tự nhiên trong cơ thể, nhiều người không thích ứng được sẽ bị thao thức khó ngủ.
– Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn..) cũng dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
– Sử dụng thuốc: Việc dùng thuốc không theo chỉ định, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ về đêm.
– Các bệnh lý mạn tính: như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp… thường gây những triệu chứng khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ.
– Ăn quá no trước giờ đi ngủ: gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm xuống, làm cho khó để có được giấc ngủ. Nhiều người gặp phải trình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản sau khi ăn.
– Trầm cảm: Người mắc trầm cảm khiến hocmon cân bằng hóa học trong não bị suy giảm hoặc vì lo ngại đi kèm trầm cảm có thể giữ cho thư giãn đủ để ngủ thiếp đi. Mất ngủ thường đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần.
– Bệnh lý thần kinh: Mất ngủ về đêm có thể là do nguyên nhân của các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: đau đầu, chóng mặt…
– Thay đổi môi trường sống: Du lịch hoặc thay đổi việc làm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, làm cho khó ngủ.
– Thói quen ngủ: Lịch ngủ không đều, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thay đổi theo khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm. Thường thức khuya làm việc quá sức cũng gây ra tình trạng mất ngủ. Và sử dụng thiết bị công nghệ làm cho ánh sáng từ các thiết bị kích thích não bộ cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ.
=> Trên đây là một số biểu hiện cũng như nguyên nhân của tình trạng mất ngủ. Hi vọng các bạn có thể tham khảo để phát hiện kịp thời bệnh và ngăn ngừa được thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Biên soạn: Skv.com.vn