Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh mồ hôi tay

Những hoạt động và tình huống căng thẳng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Lúc này, tuyến mồ hôi cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị ra mồ hôi tay quá nhiều ngay cả khi đang nghỉ ngơi, có nhiều khả năng bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó.

Những biểu hiện điển hình của tình trạng ra mồ hôi tay

 

• Da tay nhợt nhạt, thậm chí nhăn nheo nếu bị nặng

• Lòng bàn tay lạnh.

• Da bong tróc và lớp tế bào chết thường xuất hiện ở tay.

• Lòng bàn tay luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt.

• Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay

Nguyên nhân của tình trạng ra mồ hôi tay

 

Thiếu hụt vitamin và các khoáng chất

 

Các loại kẽm, vitamin D hay canxi: do sử dụng  nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản nên gây ra thiếu hụt một số vitamin và các chất khoáng nên gây ra chứng đổ nhiều mồ hôi tay.

 

Nhiễm độc

 

Khi cơ thể tiếp xúc với các chất độc có trong thực phẩm, nước và không khí, các chất độc này tác động đến cơ thể, thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều ,mồ hôi để đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.

 

Mắc bệnh một số bệnh nền

 

Lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản…

 

Do stress 

 

Lo âu căng thẳng quá mức hoặc chế độ ăn uống hàng ngày.

 

Rối loạn thần kinh thực vật

 

Đổ mồ tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra.

 

Bệnh tuyến giáp

 

Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) đều có thể gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi tay  nhiều.

 

Bệnh tiểu đường

 

Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, gây tăng tiết mồ hôi.

 

Hạ đường huyết

 

Thường gặp ở người bệnh tiểu đường mạn tính do ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormone adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều đặc biệt là tay.

 

Rối loạn nội tiết 

 

Sự thiếu hụt hormone sinh dục testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì, sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mồ hôi tay chân ra nhiều.

 

Do môi trường

 

Thời tiết khí hậu nhiệt đới.

 

Một số nguyên nhân khác

 

Hoạt động thể chất quá mức; Thời tiết nóng bức; Chế độ ăn uống mất cân bằng; Sức khỏe yếu; Tác dụng phụ của thuốc hoặc liệu pháp điều trị khác bạn đang áp dụng; Ảnh hưởng của chứng tăng nhãn áp

 

Cách điều trị tình trạng ra mô hôi tay

 

Sử dụng thuốc: Bao gồm các loại thuốc bôi ngoài da để giảm tiết mồ hôi tạm thời và các loại thuốc uống nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm… Sử dụng thuốc bôi ngoài da sẽ có tác dụng bịt kín lỗ chân lông để từ đó làm giảm tiết mồ hôi tay chân hiệu quả.

Tiêm botox: Độc tố botulinum sẽ được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân để ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết.

Thay đổi chế độ sống khoa học hơn: Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi hay gan động vật… và các thực phẩm như dâu tây, nho… có nhiều chất silic có thể giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và mùi hôi của cơ thể. Uống nhiều nước để làm mát cơ thể. Uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng. Khi uống nhiều nước, cơ thể bạn được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể.

Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, tiêu hành… và tránh sử dụng các chất kích thích như caffein, rượu, bia, thuốc lá

Sử dụng phấn bột (phấn rôm): phấn rôm có khả năng hấp thụ nước. Vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy mồ hôi đang tiết ra ở tay, chỉ cần lấy một ít bột ngô hoặc phấn rôm xoa vào lòng bàn tay thay cho các loại kem dưỡng da tay hàng ngày.

Hạn chế căng thẳng: tập yoga, ngồi thiền

Dùng chất chống mồ hôi tay: Chất chống mồ hôi cho tay thường tồn tại ở hình thức que, lăn, xịt dưới dạng kem hoặc gel. Chúng hoạt động bằng cách làm thu nhỏ lỗ chân lông để tiết giảm mồ hôi toát ra.

Kiểm soát ra mồ hôi tay bằng khăn lau chứa cồn: Cồn là chất làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông.

Kiểm soát ra mồ hôi tay bằng nước hoa hồng: Nước hoa hồng có khả năng làm nhỏ lỗ chân lông trên da để giảm lượng mồ hôi tiết ra. Để dùng nước hoa hồng trị mồ hôi tay, chỉ cần nhỏ một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay, xoa đều rồi để khô tự nhiên.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục luôn là cách hiệu quả để kiểm soát những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, trong đó có tình trạng ra mồ hôi tay. Khi tập thể dục, cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi hơn nhưng đồng thời bạn sẽ làm dịu mọi căng thẳng trên cả thể chất và tinh thần của bạn. Nhờ vậy, nhiệt độ cơ thể cũng ở mức thấp hơn để giảm lượng mồ hôi tiết ra.

=> Trên đây là một số thông tin về tình ra mồ hôi tay.  Biết được triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều tri bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sưc skhore của mình và người thân.

Biên soạn: Skv.com.vn

Rate post