Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Top 5 điều cần biết về bệnh viêm gan A

Viêm gan A là bệnh gan do siêu vi viêm gan A gây ra. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về căn bệnh này, cùng mình tìm hiểu nhé

 

Virus viêm gan A là gì ?

 

• Bệnh viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Đây là một bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân- miệng do nguồn nước bị nhiễm bẩn, thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ.

• Một số tình trạng và tác nhân khác cũng có thể gây viêm gan, ví dụ như thiếu cung cấp máu cho gan, chất độc, rối loạn tự miễn, uống nhiều rượu, chấn thương gan và một số loại thuốc.

• Gan có chức năng xử lý các chất thải trong máu. Khi gan bị viêm, nó không làm tốt việc loại bỏ chất thải. Khi gan không hoạt động tốt, một chất thải có tên là bilirubin (billy-ru-bin) bắt đầu tích tụ trong máu và ở các mô. Bilirubin làm cho da của người bị viêm gan chuyển sang màu vàng-cam. Hiện tượng này được gọi là vàng da. Bilirubin và những sản phẩm thải khác cũng có thể gây ra ngứa, buồn nôn, sốt và đau nhức toàn thân.

• Viêm gan A gây nên phản ứng viêm ở gan, dẫn đến đau nhức và sưng. Viêm gan A khác các loại viêm gan khác bởi vì nó thường không nghiêm trọng và không tiến triển thành viêm gan mãn tính hoặc xơ gan giống như ở viêm gan B và C.

 

 

Viêm gan A lây truyền qua đường nào?

 

• Ở người mắc bệnh viêm gan A, virus được tìm thấy nhiều nhất trong phân, và cả trong nước bọt, nước tiểu. Các chất thải của người bệnh được thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, phát tán virus rộng rãi. Những đường lây lan chính của virus viêm gan A bao gồm:

• Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh;

• Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm;

• Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm;

• Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A;

• Viêm gan A lây truyền từ người sang người qua đường phân-miệng (tức là, nuốt phải thứ gì đó đã bị nhiễm phân của người nhiễm bệnh) là đường truyền phổ biến nhất của bệnh viêm gan A.

• Do người dân đi du lịch đến một quốc gia khác, nơi có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan A cao.

• Tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm có thể gây ra sự bùng phát dịch viêm gan A. Thực phẩm chưa nấu chín bị nhiễm virus có thể là nguồn bùng phát dịch hoặc các thực phẩm được nấu nhưng không đủ làm nóng đến nhiệt độ có khả năng tiêu diệt virus trong quá trình chế

• Quan hệ tình dục với người đang mang virus.

• Bệnh viêm gan A không lây truyền qua máu vì có rất ít virus trong máu. Đường phân – miệng là con đường lây lan chính của bệnh. Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh hoặc ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh có thể gây lây truyền bệnh viêm gan A.

 

Triệu chứng của bệnh viêm gan A

 

• Vàng da

• Vàng tròng trắng mắt

• Phân nhạt màu, thường có màu xám

• Nước tiểu màu nâu sẫm

• Đau bụng

• Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như: Ngứa ngáy toàn thân; Sốt nhẹ; Mệt mỏi; Biếng ăn; Buồn nôn, nôn mửa

• Người lớn có dấu hiệu và triệu chứng bệnh rõ hơn trẻ em. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và kết quả gây tử vong cao hơn ở các nhóm tuổi lớn hơn.

 

Thời gian ủ bệnh viêm gan A

 

• Sau khi bị nhiễm virus viêm gan A theo các con đường lây truyền được nêu ở trên, thời gian ủ bệnh viêm gan A trung bình khoảng 28 ngày (nằm trong khoảng 15 đến 50 ngày) trước khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

• Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của viêm gan A. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu để xác định bệnh.

 

Điều trị viêm gan A như thế nào?

 

• Không có thuốc đặc hiệu để điều trị hoặc chữa viêm gan A. Nếu bị nhiễm virus bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tránh uống rượu và thuốc nhóm acetaminophen (Tylenol). Rượu và thuốc acetaminophen đều được chuyển hóa bởi gan và có thể đẩy nhanh sự tổn thương gan ở người bệnh.

• Hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm ngừa viêm gan A.

• Rửa tay với xà phòng và nước ấm trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã.

• Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi ăn và tránh ăn thịt và cá sống hoặc chưa chín.

• Nếu bạn tiếp xúc với người bị viêm gan A trong khi bạn chưa bị nhiễm hoặc chưa tiêm ngừa, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể tiêm thuốc để giúp bạn khỏi bị bệnh.

=> Trên đây là top 5 đều cần biết về bệnh viêm gan A. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn!!!

Biên soan: Skv.com.vn

Rate post