Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Tác hại của tình trạng mất ngủ và giải pháp

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể sau một ngày dài làm việc và học tập. Mất ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Hôm nay skv.com.vn sẽ dẫn chứng chi tiết về tác hại của tình trạng mất ngủ và giải pháp khắc phục để giúp chúng ta có 1 cuộc sống lành mạnh và khoẻ nhé!!!

Tác hại của việc mất ngủ

– Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim,… hô hấp, nội tiết và tâm thần
– Giảm hiệu suất học tập và lao động
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết, tâm thần, hô hấp và tim mạch, tổn thương gan, hệ tiêu hóa hoạt động kém
– Gây thừa cân – béo phì
– Suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, tâm tính thất thường
– Giảm khả năng phản xạ của cơ thể dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông
– Mất ngủ trong nhiều năm còn làm giảm chức năng miễn dịch và làm giảm tuổi thọ
– Tăng nguy cơ đột quỵ (Nghiên cứu cho thấy, người ngủ dưới 5 giờ/ đêm có nguy cơ đột ngột cao hơn 8 lần so với người ngủ 7 – 8 giờ/ đêm)
– Da sạm, thiếu sức sống, xỉn màu và dễ hình thành nếp nhăn
– Đẩy nhanh quá trình lão hóa.
– Làm giảm chức năng sinh lý ở cả nam và nữ

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Mục tiêu chính của điều trị mất ngủ là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ phổ biến hiện nay.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích:  rượu, bia, thuốc lá vào buổi chiều và buổi tối, không sử dụng thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước ngọt có gas,…Caffeine, cồn và nicotine đều có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương.
Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cụ thể. Việc này sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể được ổn định, từ đó điều hòa được hoạt động nghỉ ngơi – làm việc của não bộ và hạn chế tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn vào ban đêm. Không nên đi ngủ với tâm thế gượng ép và căng thẳng. Nếu cảm thấy căng thẳng, nên nghe nhạc không lời và thả lỏng cơ thể để kích thích tuyến tùng sản sinh hormone tạo cảm giác buồn ngủ – melatonin. Và tuyệt đối không ngủ nướng vào buổi sáng quá 30 phút. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày – đặc biệt là sau 12 giờ trưa.
Hạn chế dùng tivi, điện thoại, máy tính,… và các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ: Ánh sáng xanh và sóng từ các thiết bị này có thể làm giảm khả năng sản sinh melatonin, gây ra tình trạng khó ngủ, giấc ngủ đến muộn và ngủ không sâu giấc.
Vệ sinh phòng ngủ: thay mền, bày trí lại phòng ốc, giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, giảm ánh sáng,… nhằm tạo không gian ngủ thoải mái và dễ chịu.
Công việc cá nhân : Cố gắng giải quyết mọi công việc, tránh lo lắng và căng thẳng trước khi ngủ.

Luyện tập thể thao: Có thể tập thể dục từ 20 – 30 phút vào buổi tối để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.Điều chỉnh giấc ngủ: thời gian ngủ không được ít hơn 5 giờ/ ngày. Đồng thời giới hạn thời gian nằm trên giường từ 15 – 30 phút. Lặp lại quy trình này đến khi không còn cảm giác ngủ nướng và ngủ ngày

Sử dụng thuốc điều trị: Ngoài các phương pháp điều trị hành vi, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ (thuốc ngủ nonbenzodiazepine, benzodiazepine,  doxepin và đối kháng melatonin). Mục đích của việc dùng thuốc là cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng phải đảm bảo lợi ích mang lại cao hơn so với rủi ro tiềm ẩn.
Ngồi thiền:  Ngồi thiền (tịnh tâm) có khả năng giải tỏa căng thẳng, trút bỏ phiền muộn và cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể.
Chế độ dinh dưỡng: nên tăng cường những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc. Hạn chế chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem. Không nên uống rượu, caffein, coca, nước tăng lực và các loại đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
Chúc bạn có một giấc ngủ ngon, một sức khỏe tốt!!!
Rate post