Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Sốt xuất huyết là gì? Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Sốt xuất huyết (SXH) là một dạng bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue có trong muỗi vằn gây ra. Nếu không phát hiện, điều trị phù hợp, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Sốt: Khi nhận thấy cơ thể thường xuyên bị muỗi chích trong thời gian dài, kèm theo sốt cao hơn 39 độ kéo dài không rõ nguyên do, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn và bị viêm kết mạc, rất có thể bạn đã mắc sốt xuất huyết.

Sốt nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban

Sốt nặng: Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:
-Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.
-Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
-Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.
Ảnh hưởng đến thần kinh: Khi cơ thể đã dần hạ sốt, người bệnh sẽ gặp tình trạng nhức đầu dữ dội, đau khắp các cơ, khớp, người bủn rủn, cực kì khó chịu. Nguy hiểm hơn, có thể lên cơn co giật đột ngột, gây biến chứng lâu dài về sau cho bệnh nhân.

Biện pháp phòng tránh xốt suất huyết

Phòng chống muỗi sinh sản: Không cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi bằng cách phát quang bụi rậm quanh nhà, đập nắp chum vại…Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt loăng quăng, bọ gậy. Thường xuyên rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần. Thu gom và bỏ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà, như chai lọ, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, lốp xe cũ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường… Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng bát (chén), thường xuyên thay nước bình hoa

Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay. Ngủ trong mùng, kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, kem chống mũi hoặc vợt điện diệt muỗi…Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Công tác tuyên truyền các biện pháp chống muỗi cho người dân.

 

Rate post