Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Phòng ngừa và điều trị loãng xương hiệu quả

Bệnh loãng xương nếu không có những kiến thức về phòng ngừa cũng như điều trị thì sẽ khiến bệnh dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh, cùng mình tìm hiểu nhé

 

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

 

• Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất.

• Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

 

 

Phòng ngừa bệnh Loãng xương

 

• Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày.

• Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương.

• Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.

• Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa.

• Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ.

• Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương.

 

Các biện pháp điều trị bệnh Loãng xương

 

• Kiểm soát cân nặng: Một cơ thể quá nặng khiến xương khớp luôn phải chịu áp lực. Do đó hãy duy trì một cân nặng hợp lý để không gây áp lực cho xương bằng chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học mỗi ngày.

• Không giảm cân quá nhanh: Tuyệt đối không dùng các loại sản phẩm giúp giảm cân cấp tốc. Đa số những sản phẩm này đều giúp đào thải nước trong cơ thể mà không hề tiêu hao mỡ thừa. Cơ chế này vô tình làm mất luôn cả canxi, photpho, magie ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp.

 

 

• Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể.

 

 

• Ngừng hút thuốc.

• Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga: uống nhiều rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Ngoài ra, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.

• Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã: Mang giày gót thấp có đế không trượt và kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm của bạn, và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.

• Dinh dưỡng: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết theo một tỷ lệ cân bằng. Trong đó đặc biệt là canxi và vitamin D rất cần thiết để giúp cho xương chắc khỏe hơn. Hãy đảm bảo bạn có đủ canxi và vitamin D. Ăn với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh

• Thường xuyên dùng các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

• Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Sữa, hải sản, súp lơ, trứng… là những nhóm thực phẩm rất giàu canxi. Thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh loãng xương giúp cải thiện tình trạng xương khớp hiệu quả.

• Điều trị bằng thuốc: một số loại thuốc có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương bao gồm: bisphosphonates, estrogen agonists/antagonists, calcitonin, hormone tuyến cận giáp, liệu pháp estrogen, liệu pháp hormone.

 

 

• Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn

 

 

• Tắm nắng: Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy quá trình tái tạo xương.. Vì vậy, người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. Lượng vitamin D tốt nhất là vào khoảng từ 6 – 8 giờ.

• Bổ sung collagen: Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương là suy giảm nội tiết tố. Collagen là một trong những dưỡng chất quan trọng với xương khớp ngang bằng với canxi. Bổ sung collagen giúp hỗ trợ sụn khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

 

 

 

 

=> Trên đây là một số cách phòng ngừa và điều trị loãng xương. Bạn nên áp dụng từng biện pháp điều trị phù hợp khi mắc bệnh cũng như chủ động phòng ngừa bệnh. Chúc bạn sức khỏe

Rate post