Phòng ngừa và điều trị đau vai gáy hiệu quả
Nội dung
Bệnh đau vai gây cảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy nên có định hướng điều trị kịp thơi. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả, cùng mình tìm hiểu nhé
Đối tượng nguy cơ bệnh đau vai gáy
– Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác nặng sẽ dẫn đến mắc bệnh này.
– Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
– Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết.a
– Những người cao tuổi, vận động viên… rất dễ mắc bệnh đau vai gáy.
Cách phòng ngừa triệu chứng đau mỏi vai gáy
– Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc.
– Khi sử dụng máy tính làm việc, học tập, cần đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
– Khi sử dụng điện thoại nên đặt màn hình điện thoại ngang tầm mắt, tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu.
– Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
– Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.
– Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
– Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
Biện pháp điều trị bệnh đau cổ vai gáy
– Cố gắng tránh xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ tự hết.
– Sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh: khi bệnh trở nên nặng hơn
– Sử dụng thuốc giảm đau cấp tính
• Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol.
• Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam Celecoxib, Piroxicam, Diclofenac,
• Thuốc giãn cơ: Diazepam, Mydocalm, Myonal.
• Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
• Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
– Trị liệu chữa đau vai gáy: Xoa bóp, bấm huyệt.; Châm cứu; Nhiệt trị liệu; Siêu âm; Sóng ngắn.
– Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đau vai gáy
• Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
• Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
• Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, khó cử động.
• Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
• Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Clucosamine & Chondroitin,…
• Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dẫu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
=> Trên đây là các biện pháp phòng ngừa và điều trị , cũng như một số thông tin liên quan đến bệnh đau vai gáy như đối tượng dễ mắc bệnh và cách chẩn đoán bệnh. Hi vọng đây sẽ là những thông tin cần thiết cho bạn.