Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến về xương khớp. Nếu không điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc, người bệnh có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kình tọa. Cùng mình tìm hiểu nhé

Đối tượng dễ mắc bệnh

• Người già: Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng tới cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai xương dẫn tới đau thần kinh tọa.

• Người béo phì: Cân nặng càng lớn càng làm gia tăng căng thẳng cho cột sống, từ đó làm thay đổi cấu trúc cột sống gay ra đau thần kinh tọa. Làm tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa gây ra những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa

• Người ngồi nhiều, ít vận động

• Người mắc bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh

• Nghề nghiệp:  công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài.

 

Chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa

 

• Chụp X-quang thường quy cột sống thắt lưng: ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp X-quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp Xquang thường quy nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư…).

• Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).

• Chụp CT-scan: chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.

• Điện cơ (EMG): giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh: Thử nghiệm này đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp của bạn. Xét nghiệm này có thể xác nhận chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống (hẹp ống sống).

Phòng ngừa bệnh Đau thần kinh tọa

 

• Luyện tập thể dục đều đặn

• Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.

• Hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.

Biện pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa

 

– Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu

– Điều trị bằng cách sử dụng thuốc:

• Thuốc giảm đau, tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: paracetamol, NSAID, cần lưu ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận. Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.

• Nhóm Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không chứa Steroid: Paracetamol, Diclofenac, Etoricoxib…  được chỉ định trong trường hợp nặng, nhằm hạn chế hiện tượng viêm nhiễm xảy ra.

• Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl… trường hợp bị cơ cứng lưng, chân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc này.

• Các thuốc vitamin nhóm B

• Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.

– Điều trị vật lý trị liệu:

• Mát xa liệu pháp.

• Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.

• Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

• Nhiệt trị liệu (hồng ngoại, sóng ngắn), điện trị liệu, siêu âm trị liệu…

• Tác động cơ học bằng cách kéo dãn cột sống, tác động cột sống (nắn cột sống, phương pháp Chiropractic), vận động trị liệu (chương trình tập Williams)

• Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

 

– Điều trị ngoại khoa

• Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.

• Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.

• Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

 

=> Trên đây là một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị để tránh những hậu quả khó lường. Chúc bạn sức khỏe!!!

Rate post