Những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều
Từ thời xưa, câu nói ” Cái răng cái tóc là góc con người”, ngoài việc có hàm răng đẹp thì bộ tóc khỏe sẽ giúp chúng ta tự tin về bản thân hơn rất nhiều. Không những thế, răng và tóc còn thể hiện tình hình sức khỏe của mỗi người. Nhưng ngày nay tình trạng rụng tóc lại khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Để biết rõ hơn về vấn đề này bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!!!
RỤNG TÓC NHIỀU LÀ DO ĐÂU?
Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
Thiếu Protein: Protein là chất cần thiết để tạo ra tế bào tóc mới. Nếu ăn không đảm bảo cung cấp chất này cơ thể sẽ không đủ chất cung cấp tóc mới thay thế những tóc cũ, làm phá vỡ cấu trúc của tóc khiến tóc yếu và rụng.
Thiếu sắt: Nang tóc cần những mạch máu nuôi dưỡng để giúp mái tóc khỏe mạnh. Khi thiếu sắt tức là cơ thể không đủ lượng máu cần thiết để vận chuyển oxi đi nuôi dưỡng tế bào, tóc không còn được nuôi dưỡng tốt, tóc sẽ yếu và dễ gãy rụng.
Thiếu kẽm: kẽm là một trọng những thành phần tái tạo tế bào mới tham gia vào quá trình tổng hợp protein và giúp cân bằng lượng hormon bên trong cơ thể.
Thiếu vitamin: Vitamin A đóng vai trò trong quá trình hình thành chất sừng có trong tóc. Do đó, việc thiếu hoặc thừa vitamin sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ rụng tóc. Vitamin C tham gia vào việc chống oxi hóa, hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, thiếu vitamin C tóc dễ khô xơ, gãy rụng. Các loại vitamin khác như vitamin nhóm B, E, H… cũng là các dưỡng chất thiết yếu tham gia vào quá trình liên kết chân tóc và giúp tóc chắc khỏe.
Ngoài ra, thiếu một số chất như biotin, selen, đạm, axit béo thiết yếu… cũng gây nên rụng tóc. Khi đó, nên đến phòng khám để xét nghiệm xem có thiếu máu, thiếu sắt hay không. Đồng thời, phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn uống đầy đủ để tóc mọc bình thường trở lại. Khoảng 6-12 tháng, tóc lại mọc dày trở lại.
Do thiếu ngủ, thức khuya
Giấc ngủ là rất quan trọng, ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ không thức quá khuya còn giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, Khi ngủ cơ thể sẽ là lúc các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, trao đổi chất…. Tóc cũng vậy, nếu thiếu ngủ & thức khuya thương xuyên, tế bào tóc sẽ bị suy yếu và dễ gãy rụng hơn bất kì lúc nào hết.
Do căng thẳng, lo lắng nhiều
Suy nghĩ tiêu cực, stress, chán nản vì bệnh tật là tâm lý chung ở người bệnh bị ung thư. Tình trạng này kéo dài góp phần làm chứng rụng tóc phát triển nặng. Khi bạn đang trải qua một điều gì đó căng thẳng hoặc chấn thương vượt quá ngưỡng chịu đựng ví dụ như ly hôn, thay đổi công việc…bạn cũng có thể gặp tình trạng rụng tóc. Stress kéo dài còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến cho các tế bạch cầu tấn công các nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.
Tạo kiểu cho mái tóc quá nhiều
Việc làm đẹp cho tóc đã trở thành một phần không thể thiêu cho cả nữ giới lẫn nam giới giúp mọi người tự tin, cá tính hơn. Tuy nhiên việc gia tăng áp lực cho tóc thông qua máy uống, máy duỗi, máy sấy …và việc tiếp xúc vói hóa chất, màu nhuộm, thuốc duỗi…Tác động này làm cho các lớp lipit và lớp vảy keratin ở biểu bì tóc yếu đilàm cho tóc khô, yếu, gãy rụng.
Buộc tóc quá chặt
Việc này có thể nói là phổ biến nhất ở nữ giới, buộc chăt có thể gây ra mỏng tóc, nếu buộc tóc chặt thường xuyên trong thời gian dài sẽ tạo thành sẹo, có thể làm hỏng nang tóc vĩnh viễn.
Các bệnh về da đầu
Ảnh hưởng của các bệnh về da như: nấm, vảy nến, eczema,… cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại. Khi da đầu bị viêm, ngứa và bạn thường xuyên đầu, tóc của bạn có thể bắt đầu rụng nhiều hơn bình thường.
Bệnh tự miễn
Chứng rụng tóc thành mảng là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân mắc các căn bệnh tự miễn hoặc chịu ảnh hưởng bởi những loại thuốc đặc trị các căn bệnh này. Đặc biệt, đái tháo đường và lupus ban đỏ là hai căn bệnh tự miễn phổ biến nhất gây ra tình trạng rụng tóc.
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hoặc các thuốc liên quan tới nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân rụng tóc do nội tiết tố.
Dùng phương pháp xạ trị, hóa trị để chữa bệnh ung thư
Xạ trị và hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng cách dùng tia X có năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư, khiến kích thước khối u nhỏ lại. Tuy nhiên, không giống thuốc kháng sinh tập trung diệt tế bào gây bệnh, xạ trị và hóa trị tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Do đó làm người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như rụng tóc nhiều.
Rụng tóc sau sinh
Khi đang mang thai, hầu hết phụ nữ nhận thấy tóc của họ mọc nhanh và dày. Vì đang trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng do thay đổi hormone giúp tóc mọc tốt không gãy rụng. Tuy nhiên, hi nồng độ estrogen trở lại bình thường sau khi sinh, tóc sẽ tiếp tục chu kỳ tăng trưởng bình thường và bắt đầu rụng tất cả những sợi tóc dày tích lũy.
Do di truyền
Do các thế hệ trong gia đình có tiền sử về bệnh rụng tóc
Do nguồn nước và dầu gội không phù hợp
Sử dụng quá nhiều dầu gội luân phiên nhau, hoặc như dụng duy nhất một loại không phù hợp nhưng vẫn không đổi. Có thể do nguồn nước có chất tẩy.