Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Nguyên nhân và triệu chứng của suy nhược cơ thể

Ngày nay, suy nhược cơ thể là bệnh lý được oi là khá phổ biến , nó có thể là hệ quả  của việc mệt mỏi thường xuyên mà không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhẫn dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể là gì, và biểu hiện nào biết bản thân đang gặp vấn đề về sức khỏe hãy cùng mình tìm hiểu nhé

 Nguyên nhân gây nên tình trạng suy nhược cơ thể thường gặp

 

Thiếu máu: Thể hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, ớn lạnh…

Bệnh tiểu đường:. Người mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ thấy mệt mỏi, uể oải, hay khát, đói, đi tiểu nhiều, sụt cân…

Trầm cảm hay lo âu: Tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc liên tục sẽ dẫn đến các rối loạn sức khỏe tinh thần. Đó là nguy cơ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi trầm trọng hơn. Trầm cảm sẽ khiến bạn chán nản, uể oải cả ngày, ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, rối loạn giấc ngủ cùng những triệu chứng suy nhược như hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều…

Rối loạn về giấc ngủ: Bạn sẽ gặp một số dấu hiệu phổ biến như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc giữa đêm… sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày và dẫn đến các rối loạn vận động như làm rơi đồ hay té ngã. Các rối loạn giấc ngủ trong đó có chứng ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến sự suy giảm lượng oxy có trong máu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim mạch và não bộ, lâu dần khiến cơ thể suy nhược nặng.

 

Sau khi trải qua các cuộc đại phẫu: do mất 1 lượng máu lớn nên cả tinh thần và cơ thể người bệnh rất dễ xuống sức nhanh dẫn đến suy nhược.

Tuổi tác: Người lớn tuổi trong gia đình thường ăn rất ít trong mỗi bữa do tâm lý chán ăn, ngại ăn nhiều khi “có tuổi”. Khi tuổi càng cao tình trạng oxy hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khả năng cân bằng trong cơ thể càng kém khiến cơ thể dễ bị suy nhượcĐiều này khiến cơ thể thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.

Làm việc quá sức, căng thẳng: cộng với chế độ dinh dưỡng kém sẽ khiến cơ thể mệt mỏi quá độ, lâu dần dễ bị suy nhược.

Do ít vận động: Thời gian vận động không đủ khiến các cơ dần bị yếu đi, lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược

Mắc các bệnh mãn tính khiến cơ thể suy nhược: Bị mắc các bệnh mãn tính như mất ngủ kéo dài, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh ung thư… cũng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược

Suy nhược do bị nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng kéo dài như bệnh lao, viêm gan B, viêm nội tâm mạc,… gây ra tình trạng suy nhược cơ thể

Thiếu vitamin: Khi cơ thể thiếu vitamin, người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, nôn nao, mệt mỏi, không muốn làm việc, lâu dần sẽ dẫn tới suy nhược.

Mang thai: Phụ nữ mang thai thường có mức năng lượng thấp, nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời thì dễ dẫn tới suy nhược cơ thể

 

Một số nguyên nhân khác: cảm cúm, bệnh tuyến giáp, suy tim sung huyết, thiếu vitamin B12, tác dụng phụ của thuốc, khi dùng thuốc an thần nhẹ để điều trị lo âu, sử dụng quá liều vitamin, ngộ độc…Hệ miễn dịch gặp vấn đề, Lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng.Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, dị ứng, Cơ thể bị nhiễm khuẫn

 

Các triệu chứng biểu hiện suy nhược cơ thể

 

• Các khớp di chuyển hay đau nhức:  thường xuyên bị đau nhức xương khớp khi vận động mà không hề có va chạm hay gặp phải chấn động gì cả.

• Thường khát nước, miệng lưỡi dễ khô: Việc hay khát nước dẫn đến miệng, lưỡi khô , còn kèm theo mệt mỏi, nóng ran nơi lồng ngực, hoặc nổi các hạch ở vùng nách…là 1 trong những dấu hiệu suy nhược cơ thể.

• Trằn trọc, khó ngủ: Thường thì khi cơ thể mệt mỏi, sẽ cực kì khó ngủ và giấc ngủ thường chập chờn, thức giấc bất thường thậm chí là đau nhức đầu….

• Khả năng tập trung kém, trí nhớ suy giảm:  do việc sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh bị đình trệ.

• Sụt cân không kiểm soát:. Khi đó bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, dần dần hệ tiêu hóa hoạt động sẽ kém hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng giảm sút, cơ thể trở nên thiếu sức sống, suy nhược, cân nặng giảm không kiểm soát

• Mất ngủ:  cơ thể bị suy nhược sẽ gây tác động xấu tới hệ thần kinh gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, khó ngủ, kém tập trung…

Kiệt sức: Suy nhược cơ thể khiến bạn không có đủ năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày, bao gồm các hoạt động thể chất và trí óc. Suy nhược dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon, bỏ ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém, không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho các cơ quan hoạt động gây nên kiệt sức. Kèm theo đó là các triệu chứng khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tê mỏi tay chân…

• Đau đầu: Suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ do khí huyết suy giảm, máu lưu thông lên não kém gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt, kém tập trung…

• Da sạm, mụn mọc nhiều: Suy nhược cơ thể khiến hệ nội tiết của cơ thể hoạt động rối loạn dẫn đến tình trạng da dẻ xỉn màu, mụn mọc nhiều, da nhanh lão hóa. Ngoài ra suy nhược cơ thể gây nên chứng biếng ăn làm cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, làn da không được nuôi dưỡng từ bên trong dần trở nên yếu ớt, dễ sạm màu,…

• Thường xuyên bị đầy bụng, táo bón: Dấu hiệu phổ biến đi kèm với suy nhược cơ thể đó là đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Suy nhược cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn ăn vào không tiêu hóa được gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

=> Trên đây là một số triệu chứng điển hình và nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân nhé.

Biên soạn: Skv.com.vn

Rate post