Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bạn cần nắm rõ để bệnh không nghiêm trọng hơn. Bệnh trĩ ngoại hình thành ở ngoài ống hậu môn nên thường gây đau rát, ngứa ngáy và chảy máu ngay cả trong giai đoạn mới phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đại tiện, sinh hoạt, học tập và làm việc. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến thể trạng và yếu tố tâm lý.

 

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại

 

– Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi, máu có thể lẫn bên trong phân hoặc chảy nhỏ giọt. Tuy nhiên ở giai đoạn nặng, máu có thể chảy thành tia và mất nhiều thời gian để cầm máu.

– Vùng hậu môn vướng víu, nặng, đau rát, ẩm ướt, viêm đỏ, ngứa ngáy và khó chịu.

– Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện có thể gây vướng víu, khó chịu, đau rát và chảy máu do ma sát với quần áo, ngồi xổm hoặc đi bộ. Ban đầu, búi trĩ sa có thể tự co lại khi đứng dậy nhưng theo thời gian mức độ sa nặng hơn và buộc phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn.

– Ở giai đoạn nặng, búi trĩ phát triển lớn sa ra ngoài hoàn toàn và không thể thụt vào ống hậu môn – ngay cả khi dùng tay đẩy.

– Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

– Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

 

Bệnh trĩ ngoại được chia thành từng chia thành 4 mức độ riêng biệt, bao gồm

 

– Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chủ yếu gây đau và chảy máu khi đại tiện.

Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn và có thể tự co lại mà không cần sử dụng tay.

– Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ sa khi rặn đại tiện và ngồi xổm nhưng không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào.

– Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi đi bộ và vận động. Một số trường hợp búi trĩ phát triển lớn và không thể co vào ống hậu môn ngay cả khi dùng tay.

 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

 

– Do tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn – trực tràng trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng phình giãn và ứ huyết.

– Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng. Tư thế này làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng và hậu môn, từ đó gây ra các vấn đề như thoái hóa cột sống, bệnh trĩ, táo bón,…

– Táo bón kéo dài: Táo bón làm tăng áp lực và ma sát lên tĩnh mạch khiến cơ quan này bị giãn, ứ huyết và hình thành cấu trúc dạng búi.

– Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu , quan hệ đồng tính nam,…

– Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản),…. Theo đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

– Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, gia vị, ít chất xơ, ăn uống quá mức, dung nạp nhiều caffeine và cồn có thể gây ra chứng táo bón, gián tiếp tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và tăng nguy cơ bị trĩ.

– Vận động nặng trong thời gian dài: Lao động nặng nhọc hoặc luyện tập quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Các hoạt động này khiến cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn bị đè nén quá mức và có nguy cơ phình giãn cao.

– Một số nguyên nhân khác: Bệnh trĩ ngoại còn có thể khởi phát do yếu tố chủng tộc, di truyền, mắc các bệnh chuyển hóa (tiểu đường, gút), ảnh hưởng do mang thai, hành kinh và rối loạn nội tiết.

=> Trên đây là một số triệu chứng cũng như nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đời sống sinh hoạt của mỗi người. Vì thế việc bổ sung kiến thức về căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

Biên soạn: Skv.com.vn

Rate post