Nguyên nhân gan nhiễm mỡ. Cách phòng ngừa và điều trị
Nội dung
Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý diễn ra ngày một phổ biến do những ảnh hưởng không tốt trong thói quen ăn uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này cũng biết được những hậu quả của gan nhiễm mỡ gây ra đối với cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh gan nhiễm mỡ., cùng mình tìm hiểu nhé
Nguyên nhân bệnh Gan nhiễm mỡ
• Nguyên nhân thường gặp nhất là do rượu: Đối với bệnh nhân nghiện rượu, Ethanol trong rượu gây tăng NADH tại tế bào gan, kích thích tổng hợp chất béo, gây tăng tổng hợp trygliceride tại gan
• Béo phì: Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, lượng calo quá cao, cũng khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng để sử dụng và tích trữ dưới dạng triglyceride.
• Mỡ máu cao
• Đái tháo đường, acid béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết. Tăng sử dụng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa acid béo tự do thành triglyceride.
• Gen di truyền
• Sút cân quá nhanh
• Béo phì, thừa cân
• Tình trạng kháng insulin
• Tăng đường máu
• Rối loạn lipid máu
Triệu chứng bệnh Gan nhiễm mỡ
• Nước tiểu vàng, sẫm màu, phân trắng: Một số trường hợp có thể do uống ít nước, đang dùng thuốc nên sẽ có hiện tượng nước tiểu sẫm màu. Nhưng khi nước tiểu sẫm màu, phân có màu trắng thì bạn nên đi khám.
• Bụng to, gan to, đau bụng: Có thể sờ thấy gan ở dưới hạ sườn phải. Có thể lượng mỡ tích tụ trong gan cao, khiến gan tăng kích thước. Trường hợp bụng to lên, có thể bệnh đã tiến triển lên thể xơ gan. Khiến bụng to, tích tụ dịch, chèn ép các cơ quan khác, gây đau bụng.
• Buồn nôn, nôn: Có thể là trạng thái chán ăn, mất cảm giác thèm ăn. Có thể là một số bệnh khác dẫn đến nhưng cũng có thể do việc bài tiết mật có vấn đề. Tiêu hóa thức ăn không được ổn định như trước.
• Vàng da: Có thể chức năng gan của bạn đã bị suy giảm, khiến việc thanh thải bilirubin có vấn đề, tích tụ lại trong máu. Gây lên hiện tượng vàng da bệnh lý.
• Ngứa ngáy, mày đay, dị ứng, mệt mỏi: Chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng đến việc thải độc tố trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa mày đay.
• Khi tình trạng xơ gan xuất hiện, có thể có các triệu chứng: Vàng da vàng mắt; Các sao mạch xuất hiện; Lòng bàn tay son; Cổ trướng (dịch ổ bụng); Lách to.
Đối tượng nguy cơ bệnh Gan nhiễm mỡ
• Người tăng cholesterol, triglyceride trong máu
• Người béo phì, béo bụng
• Người mắc đái tháo đường
• Người có hội chứng buồng trứng đa nang
• Người có hội chứng ngừng thở khi ngủ
• Người suy giáp
• Người suy tuyến yên
Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ
• Uống nhiều rượu
• Sử dụng quá liều quy định một số loại thuốc như Acetaminophen
• Mang thai
• Cholesterol máu cao
• Hàm lượng triglycerid máu cao
• Suy dinh dưỡng
• Hội chứng rối loạn chuyển hóa
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
• Lâm sàng: Gan nhiễm mỡ có thể phát hiện được thông qua thăm khám lâm sàng. Bạn nên kể với bác sĩ về các biểu hiện như bụng ấm ách hay chán ăn, cùng với đó là tiền sử về sử dụng rượu và các loại thuốc.
• Xét nghiệm máu.: Với xét nghiệm máu, chúng ta có thể đánh giá được sự thay đổi của men gan (men gan tăng). Đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định nhưng rất cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.
• Siêu âm: Hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm là độ hồi âm của nhu mô gan gia tăng tạo nên hình ảnh đặc trưng gọi là “gan sáng”. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ. Chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện gan nhiễm mỡ, nhưng chưa đánh giá được đầy đủ chức năng gan và nhiều tổn thương khác.
• Sinh thiết: Bác sĩ sẽ gây tê cho người bệnh, sau đó sử dụng một kim sinh thiết để lấy ra mảnh tổ chức gan và đưa đi kiểm tra tế bào học. Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân của gan nhiễm mỡ.
Phòng ngừa và điều trị bệnh Gan nhiễm mỡ
• Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện sẽ giúp đốt cháy calo trong cơ thể tốt hơn, để sử dụng tốt hơn lượng chất béo tích trữ trong cơ thể. Ngoài ra, tập luyện cũng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn, tránh được nhiều bệnh tật, cải thiện sức khỏe.
• Giảm cân, kiểm soát tốt cân nặng: Nhằm kiểm soát tốt lượng lượng calo cũng như lượng chất béo vào cơ thể. Nên ăn kiêng, tăng cường các thức ăn từ thực vật, tập luyện thể dục, …
• Kiêng rượu, bia
• Kiểm soát tốt đái tháo đường: theo dõi sát đường huyết của mình sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn hạn chế tinh bột, đường, tăng cường tập luyện thể dục… đảm bảo để kiểm soát đường huyết được giữ ổn định.
• Chế độ ăn lành mạnh
• Để hạn chế lượng mỡ trong máu, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối. Tăng cường rau, củ quả, nhất là các loại cây nhiều chất xơ, ngũ cốc. Kiểm soát đường máu, mỡ máu, năng lượng tốt hơn.
• Một số loại quả khá tốt cho gan như: óc chó, bơ, hạt hướng dương … một số loại rau giúp hạn chế tích tụ mỡ tại gan: cải bó xôi, cải xoăn, tỏi …
• Chế độ ăn bổ sung thêm cá như: cá hồi, cá ngừ … rất giàu omega – 3 rất tốt cho gan.
• Bổ sung đậu phụ có chất giúp giảm lượng mỡ máu trong gan. Trong đậu phụ có hàm lượng chất béo khá thấp nên khá tốt cho gan.
• Tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, nhiều đường, nhiều tinh bột. Có thể thay thế dầu chiên rán hằng ngày bằng dầu oliu, rất tốt cho gan. Ăn ít chất béo, giảm calo giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
=> Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn nên tạo một lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học cũng đã góp phần bảo vệ sức khỏe bạn thân. Chúc bạn dồi dào sức khỏe!!!
Biên soạn: Skv.com.vn