Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hơn về căn bệnh này nhé

Thoát vị đĩa đệm là gì?

 

• Đĩa đệm là một trong những bộ phận cấu thành cột sống giữ chức năng phân tán lực và giúp cơ thể vận động nhịp nhàng, uyển chuyển. Bộ phận này được cấu tạo từ các thớ sợi xếp theo vòng tâm, bên trong chứa nhân nhầy gelatin.

• Bao xơ đĩa đệm được cấu tạo từ các sợi collagen có độ dẻo dai và tính đàn hồi cao. Chức năng của bao xơ là bảo vệ nhân keo bên trong, giúp ổn định cấu trúc cột sống, chống lại lực từ trọng lượng cơ thể và một số hoạt động.

• Nhân keo nằm bên trong bao xơ không có màu, hơi nhầy. Nhân keo có tính ngậm nước cao nhằm giúp đĩa đệm trở nên đàn hồi và chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên theo thời gian, nhân keo mất nước dần dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị xẹp, phồng và thoái hóa.

• Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường của chúng, thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng, từ đó chèn ép vào các thụ thể cảm nhận ở dây thần kinh gây đau đớn.

• Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, hư tổn, có dấu hiệu phình lồi và nứt rách bao xơ khiến nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài.

• Bệnh lý này là hệ quả của quá trình thoái hóa sinh lý (ảnh hưởng của tuổi tác) và thoái hóa bệnh lý (chấn thương, thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học,…).

• Thoát vị đĩa đệm chủ yếu là hệ quả của quá trình lão hóa, chấn thương và một số yếu tố cộng hưởng khác. Bệnh có tính chất dai dẳng, tiến triển âm thầm và khó điều trị hoàn toàn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

 

• Tuổi tác: Khi tuổi tác cao, cơ thể phải đối mặt với quá trình lão hóa. Quá trình này khiến các cơ quan – bao gồm cả đĩa đệm và đốt sống bị tổn thương, suy yếu và thoái hóa dần theo thời gian. Lúc này, đĩa đệm có xu hướng giảm độ đàn hồi, kém dẻo dai nên dễ bị tổn thương khi có tác động cơ học (mang vác nặng, chấn thương,…).

• Chấn thương: Đĩa đệm là cơ quan phân tán lực và nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Khi có tác động cơ học mạnh, bao xơ có thể bị nứt, rách khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài.

• Thói quen sinh hoạt và lao động thiếu khoa học. Do duy trì các tư thế ngồi, đứng, nằm sai lệch trong thời gian dài, mang vác nặng, lao động quá mức,…Các thói quen này đều làm tăng áp lực lên cột sống khiến đĩa đệm bị đè nén, xơ hóa và giảm dần độ đàn hồi.

• Ảnh hưởng của các bệnh xương khớp: Đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách và hư tổn có thể xảy ra do ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, thoái hóa cột sống, tiểu đường, gút, gai đôi cột sống, loãng xương,…

• Thoái hóa một cách tự nhiên: khi càng về già, mức độ thẩm thấu của đĩa đệm càng giảm đi, đây là nguyên nhân tự nhiên mà hầu hết người già đều mắc phải.

• Do hoạt động với tư thế không đúng: sự cong vẹo cột sống thường do những thói quen xấu trong quá trình hoạt động như: nằm, ngồi, mang vác không đúng tư thế hoặc quá nặng. Cuối cùng làm thay đổi vị trí đĩa đệm, thay đổi cấu trúc bao xơ.

• Do thừa chất, béo phì: khi chế độ ăn uống quá nhiều làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều, cột sống không thể chịu được sức nặng lớn vậy sẽ gây thoát vị đĩa đệm.

• Do tai nạn hay chấn thương khi hoạt động thể thao, sinh hoạt làm cho đĩa đệm bị ảnh hưởng và gây thoát vị.

• Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra thoát vị đĩa đệm: sử dụng rượu bia và các chất kích thích một cách quá mức, thường xuyên căng thẳng và ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và Omega3; Cấu trúc cột sống bất thường; Thói quen ít vận động;

=>Trên đây là một số nguyên nhân của bệnh thoát vị địa đệm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Bạn cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, cũng như biết được những nguyên nhân gây bệnh nhằm chủ động hơn trong việc phòng bệnh hiệu quả.

Rate post