Nguyên Nhân Dẫn Đến Stress Và Giải Pháp
Nguyên Nhân Dẫn Đến Stress Và Giải Pháp? Stress là một trong những trạng thái tâm lý khi có yêu cầu, áp lực đe dọa đến cuộc sống. Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều có thể bị stress. Từ học sinh, sinh viên stress do học tập, và công nhân, nhân viên stress do công việc, cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến Stress
Do trải qua những cú sốc tâm lý trong quá khứ: Khi đã trải qua những biến cố về mặt tâm lý sẽ dễ rơi vào trạng thái luôn có cảm giác không an toàn dẫn đến căng thẳng stress. Hoặc khi đánh mất thứ quan trong nhất, dẫn đến mất niềm tin, rối loạn lo âu.
Do vấn đề tài chính: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây stress cho con người. Những người khó khăn về tài chính sẽ rất tất bật, dễ rơi vào trạng thái bế tắc sẽ hình thành những dòng suy nghĩ tiêu cự, gây căng thẳng, mệt mỏi.
Do vấn đề sức khỏe: Khi gặp vấn đề về sức khỏe, người bệnh sẽ luôn có trạng thái lo lắng về bệnh tật, sợ hãi về khả năng chữa khỏi bệnh, chi phí trang trải và suy diễn nhiều điều tiêu cực hơn.
Do mối quan hệ cá nhân: các mối quan hệ phổ biến như vợ chồng cãi vã, cha mẹ mâu thuẫn trước mặt con cái, tình cảm bạn bè sức mẻ….
Nguyên nhân dẫn đến stress của công nhân, nhân viên
Do công việc: Stress do công việc có thể hiểu là sự mất cân bằng giữa các yêu cầu quá sức của công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân.
Một số nguyên nhân dẫn đến stress do công việc ở công nhân, nhân viên:
- Làm việc không đúng chuyên môn, sở thích: dẫn đến công việc không hiệu quả, năng suất thấp.
- Môi trường làm việc không hòa đồng mà khốc liệt, cạnh tranh nhau: Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân sẽ khiến người bệnh căng thẳng mệt mỏi, đồng thời việc phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái áp lực kéo dài.
- Môi trường làm việc rập khuôn, nhàm chán, không tìm thấy giá trị bản thân: lúc nào cũng làm một công việc đó, không có cơ hội bộc lộ hết tài năng của bản thân.
- Mâu thuẫn với đồng nghiệp
- Do bản thân: Trong con người mỗi chúng ta hầu như đều có những luồng suy nghĩ mâu thuẫn. Những người hiểu được bản thân mình nghĩ gì thường sẽ biết định hướng công việc cũng như tìm hướng phát triển cho bản thân mình. Tuy nhiên nếu đặt ra cho mình quá nhiều tham vọng khi thực hiện không tốt sẽ gây chán nản và căng thẳng cho chính bản thân.
Do cuộc sống: phải trang trải nhiều khoảng chi phí cùng lúc, không có thời gian để nghỉ ngơi mà phải làm, phải vận động liên tục làm cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng
Nguyên nhân dẫn đến stress của sinh viên
Một số nguyên nhân chung dẫn đến stress của sinh viên cụ thể:
- Áp lực về học phí: Dù ở nhà vẫn cung cấp tiền đầy đủ sinh hoạt và học phí. Nhưng bản thân cảm nhận được là ở nhà luôn trong tình trạng khó khăn để chu cấp tiền cho chúng ta đi học…Nên muốn tự chi trả mọi chi phí
Ngoài ra tài chính khó khăn như vậy, nhưng khi đi học mình cũng phải có mối quan hệ tốt với bạn bè, có thể cùng bạn bè đi ăn nhưng món ngon…song song đó lại suy nghĩ về gia đình ăn uống tiết kiệm ở nhà…khi đi học mà mình lại đu đòi cùng bạn bè. - Áp lực về chi phí sinh hoạt: Phải đi làm thêm phụ giúp gia đình trang trải chi phí, một số ít làm quá swucs sẽ dẫn đến căng thẳng.
- Áp lực học tập:Ngoài ra nghĩ đến ở nhà gia cực khổ, vất vả kiếm tiền nhưng lại có một vài bài kiểm tra làm không tốt, dẫn đến việc suy diễn, thấy có lỗi với gia đình. Hoặc là việc học tập ở các trường đại học , những kiến thức chuyên môn, áp lực thi cử , áp lực về điểm số sẽ gây ra cho sinh viên nhiều căng thẳng. Đã có rất nhiều trường hợp sinh viên thức đêm nhiều ngày để ôn thi khiến cơ thể suy nhược, mọc mụn và đặc biệt tình trạng stress trở nên nghiêm trọng hơn.
- Áp lực từ gia đình: gia đình đặt kì vọng quá nhiều, hoặc quyết định ngành học mà bản thân chúng ta không thích. Sinh viên có gia đình không hòa hợp, bố mẹ cãi nhau, anh chị em không thương yêu đùm bọc sẽ khiến người bệnh trở nên căng thẳng trong tính cách. Cũng có nhiều trường hợp sinh viên cũng bị áp lực do sự quan tâm quá lớn từ phía gia đình.
- Áp lực về các mối quan hệ: có sự mẫu thuẫn giữa bạn bè cùng phòng, cùng lớp, ngại giao lưu và tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Giải Pháp
- Thiền trong vài phút mỗi ngày giúp tâm trí thoải mái, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi
- Đi bộ thư giãn, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây mệt mỏi, căng thẳng.Chỉ cần 5 phút tập thể dục mỗi ngày đã có thể giúp nâng cao hiệu quả giảm căng thẳng.
- Chia sẻ cảm giác căng thẳng của mình với người tin tưởng giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp tâm trạng thoải mái hơn.
- Ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ là cách giảm căng thẳng tự nhiên, đặc biệt quan trọng. Ngủ quá ít khiến bạn dễ cáu kỉnh, bực bội. Ngược lại, ngủ quá nhiều có thể làm bạn chậm chạp và chán nản. Hãy cố gắng tìm sự cân bằng cho phép bạn cảm thấy tốt nhất khi nghỉ ngơi và sẵn sàng cho một ngày mới.