Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Người bị sốt xuất huyết ăn gì cho mau khỏe

Sốt xuất huyết là loại bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, buồn nôn,… và các triệu chứng khác. Song với việc điều trị bằng thuốc, thì cần có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phục hồi nhanh chóng.

1. Bổ sung nhiều nước
Chất lỏng là điều đầu tiên cần thiết trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết, phải được bổ sung một cách tối đa. Từ nước ọc thanh khiết bình thường đến nước trái cây giàu dinh dưỡng. Cung cấp nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các độc tố để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
– Cam: trong cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp điều trị chứng khó tiêu.

– Đu đủ: chứa lượng lớn kali, chất xơ, vitamin C , A….Vitamin A có tác dụng sản sinh tế bào lympho ngăng chặn sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Ngoài ra còn giúp sản sinh tiểu cầu nhiều hơn.

– Trà thảo mộc: nó thể giảm các triệu chứng của sốt xuất huyết. Nên chọn hương vị như thảo quả, bạc hà hoặc gừng. Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên giảm sốt rất tốt.

– Nước dừa: Là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

– Nước ép rau:  Cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác đặc biệt tốt khi bị sốt xuất huyết. Những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau cho bệnh nhân.
Nước trái cây: Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả, kích hoạt cơ thể sản xuất collagen và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trái cây như cam, dứa, dâu tây, ổi và kiwi chống nhiễm virus. Cam giàu chất khoáng và chứa nhiều vitamin C thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài ra, nếu ăn cam thay vì vắt lấy nước, bệnh nhân còn nhận được lượng chất xơ dồi dào từ tép cam, giúp giảm hiện tượng khó tiêu và buồn nôn. Ổi giàu vitamin C, rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu. Dưa gang giàu nước và chất khoáng, dưa gang còn giải nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể. Lựu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịc, sản sinh máu và kháng khuẩn. Dâu tây có tác dụng ngăn chặn chứng đông máu, điều trị sốt xuất huyết nhờ vitamin K. 

2. Ăn thức ăn dạng lỏng
Người bệnh cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt. Đối với trẻ, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng.

– Cháo ngũ cốc: Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo rằng bạn có đủ sức chống lại căn bệnh. Cháo rất dễ nuốt và tiêu hóa. Nhớ ăn nhiều cháo khi bạn bị sốt xuất huyết.
Súp: Súp chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein để điều trị và làm dịu các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Súp ít gia vị và vì thế rất tốt cho sự tiêu hóa.
3. Bổ sung protein vào chế độ ăn
Các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá và các loại thực phẩm giàu protein khác giúp bệnh nhân chống lại các virus sốt xuất huyết. Protein cần được đưa vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm sốt một cách từ từ và cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đã bị mất khi bị bệnh.

5. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến bạn khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.

Mong bạn có lựa chọn thích hợp để có sức khỏe tốt.

Rate post