Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Một số vấn đề cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm nếu kh điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trong. Sau đây là một số thông tin về sốt xuất huyết các bạn có thể tham khảo

 

Triệu chứng của sốt xuất huyết

• Bắt đầu thường người bệnh sẽ có triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày khi bị nhiễm virus từ muỗi.

• Sốt cao liên tục 39 – 40 độ C

• Chán ăn, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, hoặc phân có màu đỏ tươi.

• Có hiện tượng đau đầu dữ dội vùng trán, sau đầu, đau đầu dữ dội ở vùng trán, .

• Đau sau mắt, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu, đau cơ và khớp

• Đổ mồ hôi lạnh.

• Khó thở

• Trên cơ thể xuất hiện những nốt phát ban và mẩn đỏ.

• Dấu hiệu xuất huyết: Từ những nốt nổi mẩn đã diễn tiến thành các vết chấm xuất huyết bên ngoài da, chân răng bị chảy máu, chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen do nội tạng bị xuất huyết, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, thậm chí còn bị chảy máu vùng âm đạo.

• Đau bụng,mệt mỏi li bì do ảnh hưởng của hội chứng chảy máu cơ quan nội tạng làm tụt huyết áp, gây choáng và mất nhiều máu.

• Sốt xuất huyết có chảy máu: Các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu. Người bệnh có thể bị các vết bầm tím, chấm xuất huyết do chảy máu dưới da.

• Sự thiếu máu lên não sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh dễ lâm vào trạng thái không tỉnh táo, mất dần ý thức và co giật.

• Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

• Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

 

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết

• Giai đoạn 1: Sốt cao 39 – 40 độ liên tục, khó giảm và hay bị đau đầu. Lúc này người bệnh nên đi xét nghiệm Dengue NS1 Ag để xem mình có bị mắc sốt xuất huyết hay không, nếu kết quả dương tính cần nhanh chóng điều trị.

• Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, với các triệu chứng nặng như bên trên: bắt đầu xuất huyết nội tạng, nôn mửa, mất máu, thần kinh yếu và bị choáng, sốt li bì, mê sảng. Thời điểm này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và làm xét nghiệm tiểu cầu.

• Giai đoạn 3: Khi đã vượt qua giai đoạn 2 thì đây là thời điểm hồi phục. Các triệu chứng về xuất huyết mất dần, thể trạng khỏe mạnh lên, tiểu cầu tăng và tiêu hoá ổn định trở lại.

Nguyên nhân

• Sốt xuất huyết do virus gây ra và lây lan thông qua vật trung gian là muỗi vằn.

• Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

• Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

 

Cách chăm sóc người bệnh tại nhà

• Hạ sốt đúng cách: Có nhiều cách hạ sốt tuy nhiên nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, uống lặp lại 4 đến 6 giờ. Có thể đắp khăn trên trán để cảm thấy dễ chịu, hạ sốt và tránh co giật ở trẻ nhỏ.

• Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cần bổ sung đủ nước, các chất dinh dưỡng dễ tiêu, cung cấp thêm vitamin A, B, C để tăng cường chuyển hóa, miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

• Tái khám theo đúng lịch đã hẹn với bác sĩ: Nếu người bệnh đặc biệt là trẻ em có các dấu hiệu khóc quấy, khó chịu, đau bụng, xuất huyết, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tay chân lạnh… hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì phải đến bệnh viện gần nhất.

Biên soạn: Skv.com.vn

 

Rate post