Một số điều cần biết về trật khớp vai
Nội dung [ẩn]
Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây biến dạng khớp. Trật khớp vai khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mất vận động bình thường của khớp tạm thời. Ngoài ra, tình trạng khớp vai bị trật nhiều lần có thể gây nên các tổn thương ở dây chằng, làm trầm trọng hơn tình trạng trật khớp ở vùng vai. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp cho bạn một số thông tin về căn bệnh này, cùng mình tìm hiểu nhé
Các dạng trật khớp vai điển hình
• Trật vai ra trước
• Trật vai xuống dưới ổ chảo
• Trật vai ra sau
Triệu chứng trật khớp vai
• Không cử động được khớp vai, đau, thậm chí đau dữ dội khi cố gắng cử động khớp vai sau chấn thương;
• Khớp vai bị trật gây biến dạng, khu vực quanh vùng vai và cánh tay bị sưng, bầm tím hoặc tê bì phía dưới cổ bàn tay
Nguyên nhân gây trật khớp vai
• Tai nạn lao động: Những công việc đòi hỏi nâng, bê, vác những đồ vật nặng bằng cổ vai gáy;
• Tai nạn giao thông: Va đập mạnh trong tai nạn giao thông;
• Chấn thương khi tập luyện, chơi thể thao: Những môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng đá, bóng chuyền, khúc côn cầu… hoặc các môn thể thao mạo hiểm như lướt ván, xe đạp địa hình…;
• Tai nạn sinh hoạt: Ngã chống tay, đập vai do ngã cầu thang, ngã sàn nhà do trơn trượt… khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp.
Biến chứng trật khớp vai
• Gãy xương kèm theo
• Tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở vai;
• Vai mất khả năng vận động linh hoạt;
• Mất ổn định khớp vai, người bệnh dễ trật khớp vai tái diễn.
• Sái khớp vai kéo dài ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh
Điều trị trật khớp vai
• Nắn sai khớp vai: thực hiện một vài thao tác nhẹ nhàng để nắn chỏm xương cánh tay trở về vị trí ban đầu trong hõm khớp ổ chảo. Tùy vào mức độ sưng và đau, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên dùng thuốc giãn cơ hay thuốc an thần cho phù hợp, không cần gây mê khi tác động nắn trật khớp. Khi chỏm xương cánh tay về vị trí ban đầu, các triệu chứng đau sẽ giảm thiểu rõ rệt.
• Cố định: sử dụng một loại áo/nẹp hoặc túi treo tay đặc biệt để giữ vai của người bệnh ổn định từ vài ngày đến khoảng 3 tuần. Thời gian người bệnh áo/nẹp hoặc túi treo tay phụ thuộc vào mức độ chấn thương.
• Thuốc: chỉ định của bác sĩ để người bệnh sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ, giúp người bệnh bớt cảm giác đau đớn, thoải mái hơn trong thời gian điều trị và hồi phục chấn thương.
• Phục hồi chức năng: Người bệnh cần phải thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể dần khôi phục tầm vận động của khớp vai, cũng như sức mạnh và sự ổn định cho khớp vai.
• Phẩu thuật: đối với những trường hợp nặng
=> Trên đây là một số thông tin về trật khớp vai. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn