Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Một số điều cần biết về gãy xương mác

Gãy xương mác là một trong những căn bệnh liên quan đến xương khớp. Chúng ta cần biết những thông tin cần thiết về căn bệnh này để có cách nhìn nhận đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó, cùng mình tìm hiểu nhé

 

 

Bệnh gãy xương mác

 

• Xương mác là một xương dài, nhỏ nhưng chắc chắn ở vùng cẳng chân, nằm phía ngoài và song song với xương chày.

• Thân xương mác có hình lăng trụ, bờ trong sắc nhọn là nơi bám của màng liên cốt. Xương mác cùng với xương chày giúp hỗ trợ cẳng chân, ổn định mắt cá chân và khớp gối.

• Xương mác liền xương khá nhanh, vì thế khi gãy hai xương cẳng chân, sự liền xương của xương mác thường cản trở sự liền xương của xương chày.

• Gãy xương mác cẳng chân là tình trạng mất tính liên tục của xương, do áp lực tác động lên xương vượt quá sức tải của nó. Rạn xương mác cẳng chân xảy ra khi áp lực tác động lên xương không quá lớn.

 

Nguyên nhân bệnh gãy xương mác

 

• Xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương cũng chính là vị trí gãy xương, gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên cẳng chân. Đường gãy trong trường hợp này thường là gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.

• Do té ngã từ trên cao xuống nền cứng. một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, thường xuyên thực hiện các động tác xoắn, xoay chân cũng là nguyên nhân gây gãy xương mác thường gặp.

 

 

Triệu chứng bệnh gãy xương mác

 

• Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

• Bầm tím da xuất hiện muộn sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng chi bị gãy

• Mất cơ năng: chân bị gãy không vận động được.

• Biến dạng chi: cẳng chân có thể cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy ngay dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành, lệch trục nếu gãy xương có di lệch.

• Dị cảm tê rần da nếu có tổn thương thần kinh.

• Đau các xương và khớp khác có liên quan như xương chày, mắt cá ngoài.

• Đau: sau khi bị chấn thương bệnh nhân thường thấy đau chói tại chỗ gãy. Đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.

 

Đối tượng nguy cơ bệnh gãy xương mác

 

• Người cao tuổi

• Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

• Người hút thuốc lá

• Chơi các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bầu dục

 

Chẩn đoán bệnh Gãy xương mác

 

• Xquang xương cẳng chân: hình ảnh đường sáng ở vị trí gãy, mất tính liên tục của xương. Phim Xquang giúp đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo, cũng như các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả. Cần chụp phim cẳng chân ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim chụp cần lấy hết khớp gối và khớp cổ chân.

• MRI cẳng chân: giúp đánh giá tổn thương phần mềm và các khớp liên quan một cách chi tiết hơn.

 

 

Phòng ngừa gãy xương mác

 

• Mang đồ bảo hộ khi lao động hoặc khi chơi thể thao

• Tuân thủ các quy tắc cơ bản trong thi đấu thể thao

• Đối với các bệnh nhân bị gãy xương mác, các biện pháp sau sẽ có ích trong việc phục hồi, đẩy nhanh quá trình liền xương

• Nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động chân gãy

• Nâng chân bó bột lên cao

• Không dùng chân gãy làm trụ, nên sử dụng nạng khi di chuyển

• Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, magie và kẽm

• Không uống rượu và hút thuốc.

=> Trên đây là một số điều cần biết về gãy xương mác. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn

Rate post