Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Một số điều cần biết về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể có đặc tính mềm mại và đàn hồi khi mắc bệnh thì trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện có các mảng bám. Dưới đây là một số thông tin về bệnh mạch vành, cùng mình tìm hiểu nhé

 

 

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch vành

 

• Bệnh gây ra chủ yếu do sự tích tụ các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch khiến động mạch vành bị hẹp, ngăn cản máu dẫn đến tim.

• Khi vận động vơi cường độ cao, nhu cầu oxy của cơ thể tăng, tim phải hoạt động nhiều hơn, động mạch không kịp vận chuyển máu đến cho tim.

 

Biểu hiện của bệnh mạch vành

 

• Nặng nề vùng ngực;

• Cảm giác nén ép tim;

• Đau ran vùng ngực;

• Nóng rát;

• Tê vùng ngực;

• Đầy bụng;

• Cảm giác tim bị bóp chặt lại;

• Khó thở

• Nhịp tim nhanh

• Mệt mỏi, chóng mặt

• Nôn và buồn nôn

• Đổ nhiều mồ hôi..

 

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

 

• Tuổi (nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi): Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành;

• Giới tính: Thông thường thì nam là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ trong các bệnh lý về tim mạch. Và nữ giới sau mãn kinh lại có nguy cơ bệnh động mạch vành cao hơn;

• Tiền sử gia đình: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ cao hơn đối với người có bố mẹ, ông bà hay anh chị mắc các tai biến về tim mạch ở độ tuổi dưới 55 với nam và dưới 65 với nữ;

• Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành dễ dàng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,…

• Nghiện rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cục bộ cơ tim và làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

 

 

Biến chứng bệnh mạch vành

 

• Suy tim: Biến chứng nguy hiểm, xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim. Các triệu chứng đi kèm biến chứng suy tim thường là ho khan, phù, mệt mỏi, khó thở.

• Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

• Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức

⇒ Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành

 

• Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường và ăn nhiều thực phẩm xanh

• Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân;

• Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành, như đái tháo đường, béo phì, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…

• Xây dựng lối sống tích cực, thanh thản, vui vẻ, tránh tính trạng căng thẳng quá mức, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc điều độ, quản lý thời gian hiệu quả.

• Điều trị bằng thuốc: sử dụng theo sự chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tiên lượng bệnh nhân. Sử dụng một hoặc kết hợp một vài loại thuốc điều trị đặc hiệu như: Thuốc chống kết vón tiểu cầu (aspirin, plavix), thuốc ức chế thụ thể beta (tenormin, betaloc…), thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như zocor, crestor, lipitor…), nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid…).

• Các phương pháp y học hiện đại

 

 

Cách phòng tránh bệnh tim mạch vành

 

• Nên hạn chế ăn các loại mỡ động vật; các loại thịt đỏ; tôm và trứng là những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao. .

• Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn; tăng dẫn cường độ đến 30 phút mỗi ngày. Các bài tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga, ngồi thiền hay tập luyện thể thao để tăng cường cơ tim, cải thiện lưu lượng máu giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch.

• Ngoài ra, đối với người cao tuổi có thể bổ sung các chất như vitamin K2, vitamin D3, omega – 3…

• Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Rau củ quả và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe tim mạch

• Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng.

• Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.

=>Trên đây, là một số thông tin về bệnh mạch vành.  Phát hiện sớm những nguyên nhân, triệu chứng để điều trị ngay từ đầu không chỉ tăng khả năng hồi phục, tránh bệnh tiến triển nặng mà còn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian điều trị. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

 

Rate post