Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Một số điều cần lưu ý về bệnh lao

Ngoài việc kịp thời phát hiện các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh hay các phương pháp điều trị thì tìm hiểu thông tin về bệnh lao là vô cùng cần thiết để giúp việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Những điều cần lưu ý khi mắc phải bệnh lao phổi cực nguy hiểm

Một số vấn đề cần biết về bệnh lao

 

Chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Người mắc bệnh sẽ phát tán vi khuẩn qua những hạt chất tiết khi ho hoặc hắt hơi. Những người xung quanh bị lây nhiễm do hít phải các hạt chất tiết này vào phổi

 

Người dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh lao

 

• Bị HIV hoặc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.

• Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.

• Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay y tá

• Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.

• Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.

• Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,…

• Đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường:

• Người tiếp xúc thường xuyên với người mắc bệnh lao như người nhà bệnh nhân, bác sĩ, y tá chăm sóc,…

• Người sống trong môi trường không sạch sẽ, điều kiện y tế kém.

• Người bị các bệnh mạn tính gồm đái tháo đường, suy thận, loét đại – trực tràng,…

• Người sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch như corticosteroid, người thường xuyên hóa trị điều trị ung thư,…

• Bệnh dễ phát khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Trẻ em sơ sinh và người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu cần phải chú ý. Ngoài ra, có một số đối tượng dễ mắc bệnh lao như người mắc tiêu đường. Người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, người đang điều trị bệnh ung thư cũng có hệ miễn dịch suy yếu nên sẽ có nguy cơ phát bệnh cao.

 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao

 

Một số yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Đa số các trường hợp có nguy cơ bệnh lao đều có hệ miễn dịch yếu, bao gồm: HIV/AIDS; Bệnh tiểu đường; Bệnh thận giai đoạn cuối; Một số căn bệnh ung thư; Bệnh suy dinh dưỡng; Bạn đang thực hiện một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hoá trị liệu; Bạn đang dùng một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp và bệnh vảy nến.

 

Phác đồ điều trị thông thường của bệnh lao

 

• Phác đồ đầu tiên là sự kết hợp của 4 loại thuốc, gồm isoniazid, pyrazinamid, rifampicin và ethambutol trong 2 tháng. Khi vi khuẩn lao phân lập đủ nhạy với thuốc, người bệnh có thể ngừng sử dụng ethambutol.

• Phác đồ tiếp theo là sự kết hợp của hai loại thuốc, gồm isoniazid và rifampicin trong 4 tháng.

*Lưu ý rằng trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, sử dụng đúng, đầy đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh dừng thuốc quá sớm, bệnh sẽ có khả năng tái phát trở lại. Đối với những trường hợp dùng thuốc không đúng cách sẽ làm cho những vi khuẩn lao còn hoạt động trở nên kháng những loại thuốc này. Bệnh lao kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lao bằng thuốc pyrazinamide nên thực hiện xét nghiệm acid uric huyết thanh định kỳ. Những bệnh nhân sử dụng thuốc ethambutol để điều trị thì nên đi kiểm tra thị lực và tình trạng mù màu xanh/đỏ định kỳ.

Người bệnh nhiễm lao cần được điều trị và thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa

Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: Sức khỏe người bệnh; Vị trí nhiễm lao; Độ tuổi; Khả năng đề kháng với thuốc

Các phác đồ hiện nay có thời gian điều trị dao động từ 6 – 20 tháng. Điều này tuỳ vào phác đồ và đáp ứng của người bệnh

=> Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lao. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Biên soạn: Skv.com.vn

Rate post