Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chế độ ăn hợp lý cho người mắc bệnh về tim mạch

Để tim mạch luôn khỏe mạnh thì chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống sao cho thật khoa học, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể nói chung và tim mạch nói riêng hoạt động tốt.

 

Chế độ ăn hợp lý cho người mắc bệnh về tim mạch

 

Ăn giảm muối: tránh sử dụng những thức ăn chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, trứng muối, cá biển, thực phẩm đóng hộp. Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Ăn giảm béo: Hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

• Chọn nguồn protein ít béo: Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa ít béo là những nguồn thực phẩm bổ sung protein ít béo tốt nhất bạn nên chọn. Nhưng cần lựa chọn cẩn thận để đảm bảo lượng chất béo trong chúng là thấp nhất, ví dụ chọn sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất, chọn ức gà không da thay vì có da,…

• Một số loại cá rất giàu axit béo omega-3 có thể làm giảm triglyceride – một chỉ số trong mỡ máu. Lượng axit béo omega-3 cao nhất có trong các loại cá sống ở nước lạnh, ví dụ cá hồi, cá thu hay cá trích; trong một số nguồn khác như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, dầu hạt cải.

• Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng cũng là những thực phẩm giàu protein, chứa ít chất béo và không có cholesterol, là lựa chọn để thay thế cho thịt rất tốt. Việc dùng protein thực vật thay protein động vật sẽ giúp giảm lượng chất béo và cholesterol, tăng cường chất xơ cho cơ thể, tốt cho người bệnh tim.

Tăng cường chất xơ: 

• Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.

• Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe hoạt động như các chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch các hoa quả như: chuối, nho, cam… rất giàu vitamin và khoáng chất.

• Hoa quả và rau xanh chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

• Một số loại rau lá xanh thẫm (rau muống, dền…) có chứa folate và vitamin B9. Folate không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ tim mạch khỏe mạnh còn có thể làm giảm homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ, giảm huyết áp…

• Rau và trái cây là những nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng giàu chất xơ và đặc biệt ít calo. Cũng giống như nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác, rau và trái cây chứa các chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn nhiều rau, trái cây sẽ giúp chúng ta cắt giảm khẩu phần dành cho những thực phẩm có calo cao hơn như thịt, phô mai hay thức ăn nhanh. Việc đưa rau và trái cây vào thực đơn ăn uống cũng rất dễ dàng. Bạn có thể rửa sạch rau, cắt nhỏ rồi cho vào tủ lạnh và dùng như một loại đồ ăn nhẹ; để trái cây trong bếp ở vị trí dễ nhìn, dễ lấy nhất để bạn nhớ ăn chúng. Ngoài ra, nên chọn công thức nấu ăn có rau hoặc trái cây làm nguyên liệu chính, chẳng hạn như rau xào hay trái cây trộn salad.

• Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chứa chất xơ dồi dào cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bệnh tim bằng cách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế, hoặc mạnh dạn thử thêm một loại ngũ cốc nguyên hạt mới, ví dụ ngũ cốc nguyên hạt farro (một loại lúa mì cổ, được bán khô và chế biến bằng cách nấu trong nước đến khi mềm và dai), hạt quinoa (tên tiếng việt là hạt diêm mạch, trông gần giống hạt kê, chứa các axit amin thiết yếu với cơ thể, có hàm lượng protein cao nhưng rất ít chất béo) hoặc hạt lúa mạch

Không sử chất kích thích: một số chất như rượu, bia, thuốc lá vi rượu có nhiều ảnh hưởng trên hệ tim mạch ảnh hưởng đến huyết áp của người uống rượu. Nếu uống rượu, bia nhiều và uống lâu dài có thể ảnh hưởng lên cơ tim, từ đó sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn nhịp tim, rung nhĩ…Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với những người đã mắc bệnh tim mạch nguyên nhân do chất nicotin trong thuốc lá có thể gây xơ vữa mạch, gây co thắt động mạch vành. Nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.

Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào: ưu tiên thức ăn chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau củ quả; phần nhỏ hơn dành cho thực phẩm giàu calo, nhiều muối như thực phẩm đã qua tinh chế, chế biến sẵn hay thức ăn nhanh. Cách làm này có thể giúp bạn kiểm soát và định hướng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch.

Lên kế hoạch trước thực đơn hàng ngày: khi chọn thực phẩm cho bữa ăn chính và phụ, hãy luôn chú trọng vào rau, trái cây và ngũ cốc. Chọn nguồn protein là thịt nạc, dùng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và hạn chế đồ ăn mặn. Cuối cùng xem xét khẩu phần đồ ăn xem đã đảm bảo về số lượng chưa. Quá trình xây dựng thực đơn tốt cho tim mạch cũng cần chú ý đổi món, đổi cách chế biến để tăng cảm giác thèm ăn, không gây nhàm chán.

Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…

Tránh thức ăn chế biến sẵn.

=> Trên đây là một số thực phẩm cho để ngăn ngừa bệnh tim mạch, bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hơp cho mình. Chúc các bạn sức khỏe

Rate post