Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chế độ ăn cho người bệnh hen suyễn

Ngoài việc điều trị hen suyễn bằng nhiều biện pháp khác nhau, thì một chế độ ăn hợp lý, khoa học, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Hãy cùng mình tìm hiểu một số loại thực phẩm cần thiết cho người bị hen suyễn nhé

Củ gừng : Gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống nôn, long đàm, chống viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Dùng gừng  mỗi ngày, các triệu chứng bệnh hen giảm đi rõ rệt, đặc biệt là triệu chứng thở khò khè và nặng ngực.

Mật ong: Mật ong có tác dụng làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Người bệnh hen có thể pha mật ong trong nước uống hàng ngày, hoặc có thể pha một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống một lần mỗi ngày.

Húng quế: Cho  30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

Nước ép cà rốt, cải bó xôi: Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

Gừng, nghệ, tiêu đen:  Đem nghiền nhỏ rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Quả bơ: Bơ chứa nhiều glutathione nhất, mà chất glutathione có thể bảo vệ tế bào khỏi những tổn hại do các gốc tự do gây ra và loại bỏ các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể từ môi trường xung quanh. Đồng thời, chất này cũng giúp thúc đẩy các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, do đó hỗ trợ giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp do hen suyễn gây ra. Bơ còn là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào tương đương với hàm lượng vitamin E trong các loại hạt.

Chuối: Vitamin B6 trong chuối đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra  (ATP) và  (AMP dạng vòng), những phân tử có tác dụng làm giãn các mô cơ mềm ở phế quản.

Bông cải xanh: cung cấp một hàm lượng các chất chống oxy hóa đáng kể cho cơ thể. Điều này giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do hen suyễn gây nên một cách hiệu quả.

Cải bó xôi: hàm lượng dinh dưỡng có trong cải bó xôi rất cao. Loại rau này có chứa nhiều chất giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn như beta-carotene, vitamin C, vitamin E và magiê.

Kiwi: có công dụng bảo vệ cơ thể nhờ vào hàm lượng vitamin C cao. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những trẻ thường xuyên ăn kiwi và các loại quả thuộc họ cam quýt có khả năng xuất hiện các cơn hen suyễn thấp hơn một nửa so với những trẻ ít ăn các loại quả này. Ngoài ra, kiwi còn có tác dụng làm giảm tình trạng khó thở, ho và chảy nước mũi.

Hạt lanh: có chứa nhiều khoáng chất tốt cho bệnh nhân hen suyễn như kali và magiê. Bên cạnh đó, hạt lanh và dầu hạt lanh còn là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, một chất béo có đặc tính chống viêm nhiễm đặc biệt tốt đối với những người mắc bệnh hen suyễn.

Tỏi: có tác dụng chữa trị tình trạng khó thở rất hiệu quả. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có khả năng ngăn chặn hoạt tính của các loại enzyme sản xuất ra các chất gây viêm nhiễm, do đó rất tốt đối với các bệnh nhân hen suyễn.

 

 

Rau, củ, quả : Vitamin C: các loại rau, củ, quả. Vitamin E: táo, rau củ, dầu thực vật, thịt, gia cầm, các loại quả hạch và trứng, Carotenoid: cà rốt, khoai lang, cải bó xôi và cà chua. Flavonoid: trái cây, rau củ, trà, đậu nành và các loại cây họ đậu, vitamin D có ảnh hưởng đến hen suyễn vì làm bệnh tình ít trầm trọng hơn và người bệnh cũng không còn gặp nhiều triệu chứng nữa. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá và lòng đỏ trứng.

Biên soạn: Skv.com.vn

 

Rate post