Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm bạn nên biết

Thoát vị đĩa đệm cần được chẩn đoán phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm là cải thiện cơn đau, phục hồi chức năng vận động, bảo tồn đĩa đệm bị thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, cùng mình tìm hiểu nhé

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

 

• Thăm khám lâm sàng: nhằm xác định một số triệu chứng điển hình của bệnh. Ở trường hợp đĩa đệm bị nứt rách và thoát vị nhân nhầy ra bên ngoài, có thể dễ dàng xác định bệnh thông qua một số triệu chứng như yếu liệt chi dưới, giảm trương lực, rối loạn cảm giác, teo cơ,…

• Chụp X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang không có giá trị cao trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể xác định một số bệnh lý đi kèm như lao cột sống, thoái hóa cột sống, gai cột sống và viêm cột sống dính khớp.

• Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ là kỹ thuật có giá trị nhất đối với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Hình ảnh từ MRI giúp bác sĩ xác định vị trí và mức độ tổn thương của đĩa đệm. Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán này còn giúp đánh giá các cơ quan xung quanh đĩa đệm như dây chằng, mô mềm và rễ thần kinh.

• Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT cho hình ảnh hạn chế hơn so với chụp MRI. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể được áp dụng trong trường hợp chống chỉ định với MRI hoặc không có khả năng chi trả do chi phí chụp cộng hưởng từ khá cao.

• Chụp bao rễ cản quang: Chụp bao rễ cản quang được thực hiện trong trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nghi ngờ hẹp cột sống. Để thực hiện biện pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đưa chất cản quang vào tủy sống và tiến hành chụp X-Quang nhằm xác định không gian bên trong cột sống.

• Điện cơ đồ: Điện cơ đồ là kỹ thuật chẩn đoán giúp đánh giá mức độ chèn ép dây thần kinh và hoạt động của cơ bắp.

• Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm do lao cột sống hoặc do các bệnh ác tính, tự miễn, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu. Trong trường hợp này, xét nghiệm công thức máu có thể cho những kết quả bất thường như tăng số lượng bạch cầu, xuất hiện nhiều kháng thể,…

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc

• Sử dụng thuốc được chỉ định trong trường hợp đĩa đệm phồng, lồi, bao xơ chưa nứt rách và chưa xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh có mức độ nặng. Mục tiêu của các phương pháp này là cải thiện cơn đau, giảm các triệu chứng đi kèm và ổn định cấu trúc cột sống.

• Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng nhằm cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Trong trường hợp không có cải thiện rõ rệt, bác sĩ có thể chỉ định các chế phẩm phối hợp giữa Paracetamol + thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) hoặc dùng opioids đơn độc nếu cơn đau có mức độ nghiêm trọng.

• Thuốc giảm đau thần kinh: Trong trong trường hợp đau do chèn ép rễ thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau thần kinh như Pregabalin và Gabapentin. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau mạnh bằng cách ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, monoamine và noradrenalin.

• Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng giảm đau do cơ co cứng hoặc co thắt quá mức. Nhóm thuốc này thường được sử dụng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và viêm quanh khớp vai.

• Tiêm corticoid: Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau nhiều và không có cải thiện khi sử dụng thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm corticoid quanh rễ thần kinh hoặc tiêm ngoài màng cứng. Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh giúp giảm tình trạng nhanh đau nhức và sưng viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng khi cần thiết.

• Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Ngoài các loại thuốc làm giảm triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Các loại thuốc này thường chứa các hoạt chất tổng hợp (Glucosamine, Chondroitin và MSM) có tác dụng phục hồi mô sụn, cải thiện độ dẻo dai của đĩa đệm và làm chậm quá trình lão hóa.

• Các loại thuốc làm giảm triệu chứng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Lạm dụng các loại thuốc này có thể gây tổn thương lên dạ dày, gan, thận và một số cơ quan nội tạng khác. Ngược lại, các loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm thường được sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt đối với người bị thoát vị đĩa đệm:

• Nên nằm giường phẳng, kê gối thấp và nên nằm ngửa để tránh gây chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp ổn định cấu trúc cột sống và hỗ trợ kiểm soát cơn đau.

• Không nằm võng hoặc nằm trên ghế.

• Tuyệt đối không mang vác nặng, ngồi xổm, lao động quá mức và cần thay đổi các tư thế sai lệch.

• Có thể đi lại nhẹ nhàng để phục hồi và cải thiện chức năng vận động.

Vật lý trị liệu

• Sử dụng thuốc chỉ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Vì vậy bác sĩ thường chỉ định phối hợp với vật lý trị liệu nhằm hạn chế tần suất dùng thuốc, cải thiện và phục hồi khả năng vận động.

• Sử dụng đai lưng, nẹp cổ: Mang đai lưng và nẹp cổ giúp ổn định cấu trúc cột sống, phân tán lực đều lên đĩa đệm, giảm mức độ chèn ép lên rễ thần kinh và các cơ quan xung quanh. Bên cạnh đó, biện pháp này còn hỗ trợ cải thiện một số tư thế xấu và hạn chế cơn đau bùng phát khi vận động.

• Bài tập trị liệu: Các bài tập trị liệu có tác dụng cải thiện và phục hồi khả năng vận động. Bên cạnh đó, vận động đúng cách còn giúp cải thiện độ đàn hồi của đĩa đệm, đốt sống và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

• Massage trị liệu: Massage trị liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật như bấm huyệt, xoa bóp, tác động từ nhiệt, laser,… nhằm kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm đau nhức do rễ thần kinh bị chèn ép. Liệu pháp này cho hiệu quả rõ rệt đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

• Cấy chỉ: Cấy chỉ là kỹ thuật chữa bệnh được cải tiến từ phương pháp châm cứu truyền thống. Phương pháp này sử dụng chỉ tự tiêu tác động cơ học lên huyệt vị nhằm giảm đau, tăng sinh dinh dưỡng và phục hồi tổn thương ở đĩa đệm. Hiện nay, cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng song song với các phương pháp bảo tồn nhằm giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc và phục hồi chức năng cột sống..

Các phương pháp khác

• Giảm áp đĩa đệm bằng laser: Phương pháp này sử dụng tia laser đốt một lượng nhân nhầy nhỏ trong đĩa đệm nhằm giảm áp suất nội đĩa, hạn chế nguy cơ rách, nứt bao xơ và thoát nhân nhầy ra bên ngoài. Bên cạnh đó, giảm áp đĩa đệm bằng laser còn giúp giảm mức độ phình lồi đĩa đệm, từ đó hạn chế chèn ép lên rễ thần kinh và các cơ quan bao xung quanh.

• Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio sử dụng sóng radio nhằm đưa lượng nhân nhầy trở về vị trí ban đầu (ở trung tâm đĩa đệm). Phương pháp này có tác dụng ổn định cấu trúc cột sống, giảm mức độ chèn ép lên rễ thần kinh và hạn chế tình trạng bao xơ, nứt rách và thoát vị nhân nhầy ra bên ngoài.

• Sử dụng tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm: Phương pháp này sử dụng tế bào gốc từ mô mỡ của vùng bụng dưới của chính bệnh nhân, sau đó chiết tách thành tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Bên cạnh đó, bác sĩ cần lấy máu của bệnh nhân nhằm chiết tách lấy huyết tương giàu tiểu cầu. Sau đó, tiến hành tiêm vào đĩa đệm bị thoát vị nhằm phục hồi bao xơ bị tổn thương và thoái hóa.

Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm

• Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng được chỉ định trong trường hợp bao xơ nứt rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị di trú, đã xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh nặng và giảm khả năng vận động nghiêm trọng.

 

=> Trên đây là một số phương pháp chẩn đoán và điểu trị thoát vị đĩa đệm. Bạn nên đến các cỡ sở y tế chất lượng, uy tính khi phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!!!

Rate post