Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mỗi người. Và nếu không điều trị kịp thời, phòng ngừa đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về căn bệnh này, cùng mình tìm hiểu nhé

 

 

Đối tượng dễ bị thoái hóa đột sống cổ

 

• Người trung niên, cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống cổ vì thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể con người, nhất là người ở tuổi 40-50. Ở độ tuuooir càng cao quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra dần dần từ bênh ngoài đến các cơ quan bên trong cơ thể

• Người có công việc ít vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài, không thay đổi tư thế, nhìn máy tính quá lâu. Như vậy sẽ tập cho cùng cổ một vị trị cố định, khi ngồi lâu trong một thời gain dài và bất ngờ cử động sẽ gây đau.

• Người có công việc nặng nhọc, mang vác trên đầu, vai. Người thường hay cúi đầu hoặc cử động vùng cổ quá nhiều.

• Người bị chấn thương cổ làm xuất hiện nguy cơ cao thoái hóa cột sống cổ

• Người có người thân trong gia đình bị thoái hóa cột sống có nguy cơ cao hơn những người khác

• Người thường hay sử dụng chất kích thích, nhất là hút thuốc lá: đây là những loại độc hãy ảnh hường rất nhiều đến sức khỏe của các cơ quan khác, không chỉ riêng thoái hóa đốt sống cổ

 

 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

 

• Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.

• Chụp  Xquang : chụp X – quang có thể thấy được sự xuất hiện của gai xương, cầu xương, và cũng có thể loại trừ những nguyên nhân gây đau cứng cổ như gãy xương, các khối u hoặc tổn thương phần mềm.

• Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: phương pháp có giá trị nhất nhằm xác định chính xác vị trí các dây thần kinh bị chèn ép, vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, mức độ hẹp ống sống, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u,…).

• Chụp cắt lớp vi tính (CT): có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ ở các đốt sống vùng cổ

• Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh. Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm. Đông thời, đo được giá trị dòng điện trong dây thần kinh khi cơ tay hoạt động và nghỉ ngơi.

• Các ung thư xương hoặc di căn xương, các bệnh lý tủy xương lành tính hoặcác tính.

 

 

Điều trị thoái hóa cột sống cổ

 

• Bệnh nhân nên sớm đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng thoái hóa cột sống cổ để được chẩn đoán tình trạng và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp

• Sử dụng thuốc: Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, chống trầm cảm

• Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Các bài tập điều trị thoái hóa cột sống cổ, kéo dãn, xoa bóp, điện phân,… giúp bệnh nhân giảm đau

• Can thiệp ngoại khoa (ít được sử dụng): Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp các phương pháp khác không có tác dụng. Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là: Loại bỏ một phần đĩa đệm hoặc xương, loại bỏ một phần đốt sống, hợp nhất một phần cổ bằng cách ghép xương và cột sống

• Cần phối hợp phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng, luyện tập, thayđổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống cổ, tránh tái phát.

• Phục hồi chức năng: Cần thực hiện các bài tập vận động vùng cổ, đặc biệt với bệnh nhân đã mang nẹp cổ thời gian dài, bệnh nhân có công việc ít vận động vùng cổ; Nghỉ ngơi, giữ ấm, tránh thay đổi tư thế cột sống cổ đột ngột. Các liệu pháp vật lý trị liệu: sử dụng nhiệt, sóng siêu âm… Có thể kéo dãn cột sống cổ song nên thực hiện với mức độ tăng dần từ từ.

=> Trên đây là một số chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ, kèm theo đó là các đối tượng dễ mắc bệnh và cách điều trị căn bệnh này. Hi vọng đây sẽ là những thông tin cần thiết cho bạn

Rate post