Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chẩn đoán và điều trị gãy xương

Gãy xương gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy việc ưu tiên hàng dầu chính là điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về biến chứng của gãy xường, cách chẩn đoán và điều trị bệnh, cùng mình tìm hiểu nhé

 

 

Biến chứng của gãy xương

 

• Sốc: do đau và mất máu quá nhiều, do tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác

• Tắc mạch máu do mỡ: Gãy xường làm các hạt mỡ trong ổng tủy đi ra ngoài và lẫn vào trong máu chạy khắp cơ thể.

• Táo bón: Gãy xương sẽ hạn chế khả năng vận động

• Mất máu: va chạm có thể khiến xương gãy chọc vào mạch máu làm đứt mạch gây ra mất máu nặng

• Tổn thương thần kinh

• Teo cơ, xơ cứng, hạn chế vận động

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Gãy xương

 

• Chẩn đoán gãy xương kê kết hợp giữa việc thăm khám các dấu hiệu trên lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

• Thăm khám trên lâm sàng phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương. Bác sĩ lâm sàng sẽ khám, phân loại gãy xương đồng thời dựa vào tuổi tác và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

• Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra tổn thương xương và các cơ quan lân cận đồng thời phân loại gãy xương để có phương pháp điều trị phù hợp. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương của gãy xương như Xquang, CT, MRI giúp xác định chính xác tổn thương của xương và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

• Xét nghiệm huyết học giúp đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương. Xét nghiệm sinh hóa giúp xác định mức độ tổn thương, tình trạng nhiễm trùng giúp cho bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị phù hợp.

 

 

Các biện pháp điều trị bệnh gãy xương

 

• Bó bột cố định, nẹp cố định: Giúp cho xương gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết thương tự lành.

• Mang nẹp cố định chi gãy.

• Băng bột nhằm cố định và nâng đỡ chi gãy.

• Kéo liên tục xương bị gãy nhằm giữ xương thẳng trục và không bị co rút.

• Sử dụng kĩ thuận nắn xương và cố định ngoài.

• Phẫu thuật: tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.

• Điều trị giảm đau: Phẫu thuật kết xương bên trong bằng các phương tiện như đinh nội tủy hoặc nẹp vít. Phương pháp này hiện đang được sử dụng đối với những trường hợp gãy xương nặng.

• Phục hồi sau điều trị

 

 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

 

• Tránh để bột tiếp xúc trực tiếp với nước.

• Chi gãy cần được nghỉ ngơi mới lành xương được.

• Cần được hướng dẫn khi di chuyển như tập đi nạng đúng cách.

• Không mang vật nặng, không lái xe khi chưa lành hẳn.

• Cần khám bác sĩ ngay khi thấy đầu ngón chân, tay bị ê buốt, sưng tím.

• Nếu bị ngứa trong bột tuyệt đối không được chọc vật nhọn vào. Trường hợp này chỉ cần thổi một luồng gió vào (như máy sấy tóc).

• Để xương mau hồi phục, bạn nên thường xuyên đến gặp bác sĩ theo định kì để khám và theo dõi tiến trình xương.

• Duy trì việc ăn uống điều độ, theo yêu cầu của bác sĩ. Có như vậy, phần xương gãy sẽ nhanh chóng hồi phục và lành hẳn.

=> Trên đây là một số cách chẩn đoán và điều trị bệnh. Hi vọng sẽ là những thông tin cần thiết cho bạn

Rate post