Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị gai cột sống

Bệnh gai cột sống ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh gai cột sống, kèm theo đó là một số đối tượng dễ mắc bệnh này, cùng mình tìm hiểu nhé

Đối tượng nguy cơ bệnh gai cột sống

 

• Người hay bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế, người làm công việc nặng nhọc phải thường xuyên mang vác vật nặng dễ gây ra tổn thương cho cột sống và dẫn tới bệnh

• Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống

• Nam giới và người cao tuổi: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới và người càng cao tuổi thì cột sống càng bị lão hóa và lắng đọng canxi khiến gai xương hình thành

• Những người mắc bệnh viêm xương cột sống mạn tính

• Những người có thói quen ngồi học, ngồi làm việc, ngủ, vận động, đi lại sai tư thế khiến cột sống bị tổn thương rất dễ bị gai cột sống

• Những người có tiền sử hoặc đang bị chấn thương ở cột sống do tai nạn, sụn khớp bị tổn thương

Chẩn đoán gai cột sống

 

• Chụp X-quang cột sống: Đây là phương pháp phổ biến nhất.  Xác định được vị trí gai xương hình thành, tình trạng, mức độ cột sống bị tổn thương do gai xương gây ra, mức độ thay đổi khớp, bị mất sụn, thoát vị và gai xương dựa vào hình ảnh X-quang.

• Chụp CT scan: Hình ảnh chi tiết hơn về sự thay đổi cấu trúc của xương cột sống do gai xương gây ra, xác định được mức độ gai xương chèn ép dây thần kinh cột sống từ đó đưa ra được biện pháp điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất

• Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh chi tiết,  chủ yếu để xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh cột sống có bị chèn ép không. Do vậy, chụp MRI là để các định chính xác xem đĩa sụn có tổn thương không và các dây thần kinh cột sống có bị gai xương chèn ép không.

• Thực hiện xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau nhức cột sống mà không phải do gai cột sống

• Xét nghiệm điện học: Đo tốc độ thần kinh tín hiệu điện về các bộ phận trên cơ thể và não. Từ đó xác định mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác

Phương pháp điều trị gai cột sống

 

Điều trị bằng các loại thuốc Tây

• Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ dùng để điều trị triệu chứng. Các dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ cũng giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh

• Thuốc giảm đau Paracetamol: Giảm dẫn truyền cảm giác đau đến não, ức chế các cơn đau nhức do gai cột sống và các bệnh về xương khớp gây ra. Đồng thời, kháng viêm, chống nhiễm trùng.

• Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Uống sau khi ăn no, giúp giảm thiểu đau nhức gai cột sống đáng kể.

• Eperisone HCL: Giãn cơ vân, giãn mạch, tạo ra sự co dãn dây chằng quanh cột sống. Từ đó, giảm cảm giác đau, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Biện pháp vật lý trị liệu: Các biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng như: Kéo giãn cột sống bằng máy DTS, sóng ngắn, hồng ngoại, laser cường độ cao, siêu âm, kích thích điện, massage, luyện tập để phục hồi chức năng cột sống, thực hiện cấy chỉ.

Phương pháp phẫu thuật

• Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện.

• Được bác sĩ chỉ định khi xảy ra tình trạng dây thần kinh cột sống bị chèn ép gây rối loạn đại tiện, tiểu tiện, gây tê bì và mất cảm giác ở chân tay hoặc bị hẹp ống tủy sống. Có thể thực hiện mổ hở, mổ nội soi, dùng tia laser, bắt vít qua da, cố định cột sống thắt lưng.

***Lưu ý: người bệnh cần phải tái khám theo đúng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Ngồi học tập và làm việc đúng tư thế: Bệnh nhân gai cột sống nên ngồi thẳng lưng, không đua cổ về phía trước khiến cho các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và chịu nhiều áp lực của đầu dễ gây ra thoái hóa. Nhìn màn hình vừa tầm mắt, không ngước quá cao.

Nên tập các bài tập thể dục: nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Nên chọn các bài tập có tác động tốt lên vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng như: bài tập chân ép sát ngực, bài tập đạp xe không trọng lượng, gập người, đứng thẳng vặn lưng,…

Phòng ngừa gai cột sống

 

• Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu

• Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, canxi, hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu lipid gây thừa cân béo phì, nên bổ sung ăn nhiều hoa quả

• Không ngồi lâu ở một tư thế không lành mạnh, nên đứng lên đi lại, vận động sau mỗi giờ làm việc

• Hạn chế mang vác vật nặng quá sức

• Chỉ nên luyện tập thể dục thể thao vừa sức, không nên luyện tập các môn quá sức

• Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,…) sai tư thế

• Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)

=> Trên đây là một số thông tin về bệnh gai cột sống. Gai cột sống nếu không được nhận biết sớm và có biện pháp điều trị đúng, kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chúc bạn sức khỏe

Rate post