Cách phòng ngừa và điều trị đau cột sống lưng dưới
Nội dung
Bất kì một căn bệnh nào nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó ngay từ đầu mỗi người cần phải có những kiến thức về phòng bệnh để ngăn chặn tối đa sự xuất hiện và tiến triển của bệnh. Bài dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phòng và điều trị bệnh đau cột sống lưng dưới, cùng mình tìm hiểu nhé
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh đau cột sống lưng dưới
• Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi gặp phải tình trạng loãng xương, cơ bị giảm độ đàn hồi, các đĩa đệm chệch khỏi vị trí bình thường, làm giảm khả năng nâng đỡ của các đốt sống. Khi già đi xương giảm độ đàn hồi cơ và trương lực cơ. Các đĩa đệm bắt đầu mất chất lỏng và giảm tính linh hoạt theo tuổi, làm giảm khả năng nâng đỡ của các đốt sống. Nguy cơ hẹp ống sống cũng tăng theo tuổi.
• Người ít tập thể dục: Đau lưng phổ biến ở những người không thường xuyên tập luyện thể chất. Yếu cơ lưng và cơ bụng dẫn tới không hoặc hạn chế hỗ trợ cột sống nâng đỡ cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp có lợi cho việc duy trì tính toàn vẹn của đĩa đệm.
• Người mang thai: thường có triệu chứng đau lưng dưới gần mông do khung xương chậu phải thay đổi và thích ứng với trọng lượng và kích thước của thai nhi. Triệu chứng đau lưng này hầu như sẽ mất sau sinh.
• Người tăng cân: Thừa cân, béo phì hoặc tăng cân nhanh có thể gây áp lực lên lưng và dẫn đến đau thắt lưng.
• Các yếu tố nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi phải nâng, đẩy hoặc kéo mạnh, đặc biệt khi liên quan đến việc xoắn hoặc rung cột sống, có thể dẫn đến chấn thương và đau lưng. Tuy nhiên, công việc không hoạt động hoặc công việc văn phòng cũng có thể dẫn đến hoặc góp phần gây đau thắt lưng, đặc biệt là nếu bạn có tư thế xấu hoặc ngồi cả ngày, không vận động.
• Các yếu tố sức khỏe tâm thần: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung vào nỗi đau cũng như nhận thức về mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này. Tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách, bao gồm gây căng cơ.
Triệu chứng đau cột sống lưng dưới
• Cơn đau có thể là đau ở thắt lưng bên phải, đau một bên thắt lưng trái, đau thắt lưng xuống mông.
• Cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ.
• Cơn đau tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi hoặc thời tiết thay đổi và giảm lúc nghỉ ngơi.
• Trong trường hợp có chèn ép lên dây thần kinh, cơn đau có thể lan xuống chân, hông… gây tê bì chân tay.
• Có thể xuất hiện cảm giác ngứa ran hoặc rát.
• Cảm giác lạnh tê, có khi lan sang vùng mông hoặc toàn bộ lưng.
• Đau cứng các cơ bắp, nhiều khi không thể đứng thẳng, đi lại…
Điều trị bệnh đau cột sống lưng dưới
• Chăm sóc tại nhà: Dừng các hoạt động thể chất hằng ngày trong một vài ngày và chườm đá vào lưng dưới của bạn. Các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng nước đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang dùng nhiệt.
• Chườm lạnh: Dùng túi hoặc mảnh vải sạch đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút. nên sử dụng chườm lạnh từ 48 – 72 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau thắt lưng dưới.
• Chườm nóng: Dùng khăn nhúng nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút giúp làm giãn cơ và giảm đau nhanh. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng làm thư giãn các cơ bị cứng ở lưng.
• Sử dụng thuốc: Thuốc giãn cơ; Thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Thuốc gây nghiện như codein để giảm đau; Steroid để giảm viêm; Tiêm corticosteroid. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý mua hay lạm dụng thuốc
• Đổi tư thế nghỉ ngơi: Thử nằm nghiêng với đầu gối cong và đặt gối giữa hai chân. Nếu bạn nằm ngửa thoải mái, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn bên dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới.
• Tập vật lý trị liệu: Mát xa; Kéo dãn; Xoa bóp lưng và cột sống.
• Phẫu thuật: chỉ định áp dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang đến hiệu quả. Phẫu thuật cắt bỏ làm giảm áp lực từ rễ thần kinh khi đè nén do đĩa phình hoặc gai xương. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lamina, đây là một phần của xương tạo nên một đốt sống trong cột sống. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khẩn cấp, bác sỹ cũng sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp này.
• Một số bài tập hỗ trợ điều trị đau vùng lưng dưới
Động tác gập người
– Ngồi dưới sàn, hai chân mở rộng, hai tay để sau gáy
– Từ từ ngả lưng về phía sau, đồng thời hít vào, cho tới khi lưng chạm sàn, đầu không chạm sàn
– Dùng lực kéo người lên, thở ra, gập bụng cho tới khi lưng hướng về phía trước
– Trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại.
Động tác đạp xe
– Nằm ngửa, hai tay đặt sau gáy
– Giữ cho phần đầu và 2 chân không chạm sàn, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại co về phía ngực
– Co đầu gối trái về gần phía vai bên phải, đồng thời chân phải duỗi thẳng cho cao lên, hít một hơi thật sâu
– Thực hiện với chân còn lại, đồng thời thở ra
– Thực hiện mỗi bên 10 lần
Động tác cúi người
– Ngồi trong tư thế quỳ, 2 tay đặt sau gáy, người giữ thẳng
– Từ từ gập người xuống, lưng song song với sàn, bụng hơi gập, hít sâu
– Đưa người về vị trí ban đầu, kết hợp với thở ra một cách chậm rãi
– Lặp lại động tác 10 lần.
Phòng tránh bệnh đau cột sống lưng dưới
• Thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng giảm chứng cứng cơ, đau khớp và hỗ trợ tác dụng của các thuốc chống viêm, cụ thể là: cá thu, cá mòi, đạu nành, hạt óc chó,…
• Tăng cường trái cây, rau xanh: vitamin C, vitamin K trong các loại thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau, kháng viêm, giúp xương khớp chắc khỏe.
• Thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, cá,…giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
• Dùng nghệ, gừng giúp chống viêm, phòng tránh bệnh xương khớp.
• Không mang vác vật nặng, tránh cúi gập người đột ngột để tránh làm tổn thương lưng.
• Không được ngồi lâu trong nhiều giờ, nếu công việc bắt buộc ngồi lâu nên ngồi trong một khoảng thời gian ngắn nhất định sau đó đứng lên đi lại.
• Kiểm soát cân nặng, đặc biệt đối với những người béo phì, việc cải thiện cân nặng sẽ giúp giảm triệu chứng đau lưng rõ rệt.
• Rèn luyện thể lực đều đặn: Tập thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức sẽ tạo dựng nền tảng cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại bệnh tật.
• Các môn thể thao như: bơi lội, đạp xe đạp, yoga,… giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh.
• Tránh xa bia, rượu, đồ uống có cồn.
• Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt đỏ thường chứa nhiều chất đạm làm tăng quá trình loãng xương, viêm khớp..
• Không hút thuốc lá và các chất kích thích: Thành phần nicotin trong khói thuốc lá trong chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là độc tố gây hại cho xương khớp.
• Đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ.
=> Trên đây là một số thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh đau cột sống lưng dưới. Bên cạnh đó cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình điều trị bệnhđể giúp bệnh nhanh khỏi. Chúc bạn sức khỏe