Cách dùng lá lốt điều trị bệnh trĩ cực hay
Nội dung
- Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây lá lốt
- Nước sắc từ lá lốt chữa bệnh trĩ
- Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu
- Dùng lá lốt kết hợp với muối tinh chữa bệnh trĩ
- Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, lá ngải, lá sung, rau cúc tần và củ nghệ
- Xông hơi và ngâm rửa với nước lá lốt chữa bệnh trĩ cực hay
- Chữa bệnh trĩ từ lá lốt kết hợp với nghệ
- Dùng lá lốt kết hợp lá trầu không bài thuốc chữa bệnh trĩ dễ làm
- Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Cách dùng lá lốt điều trị bệnh trĩ cực hay. Lá lốt là cái tên không còn xa lạ gì đối với mỗi người bởi nó chính là một loại nguyên liệu thực phẩm quen thuộc trong một số món ăn hàng ngày với hương thơm rất đặc trưng. Theo Đông y thì lá lốt có tính hàn, có vị cay thơm, tính ấm, tính chất kháng khuẩn, chống viêm tiêu sưng nên được sử dụng trong rất nhiều công thức chữa các bệnh như tiêu chảy, chán ăn, đầy bụng, giải độc, đau nhức xương… Nhất là chữa trị bệnh trĩ lại càng hiệu quả hơn. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây lá lốt
Nước sắc từ lá lốt chữa bệnh trĩ
không chỉ giúp điều trị trĩ nội mà còn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và chứng tiêu chảy nhưng không kèm theo biểu hiện đau bụng.
– Nguyên liệu:
- 50 -100g lá lốt tươi hoặc loại sấy khô.
- Hai bát nước lọc.
– Cách làm:
• Cho lá lốt vào nồi đất, sau đó thêm nước lọc.
• Đun cho đến khi nước sôi thì tắt bếp.
• Chắt lấy phần nước sắc để uống.
• Mỗi ngày sử dụng ba lần.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu
Là một loại cây từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm và cả vị thuốc. Trong y học cổ truyền, ngải cứu tính ấm, có vị đắng cay, thích hợp dùng để trị các vấn đề rối loạn khí huyết, trĩ ra máu và kiết lỵ. Tác dụng quan trọng nhất của ngải cứu đối với bệnh trĩ là kháng khuẩn và cầm máu hiệu quả. Thảo dược này có khả năng làm giảm tính thấm mao mạch và hỗ trợ làm bền thành mạch. Vì vậy sử dụng phối hợp lá lốt và ngải cứu có thể hỗ trợ làm co búi trĩ, cầm máu sau khi đi tiêu và cải thiện một số triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, viêm đỏ, phù nề, đau rát,…
– Nguyên liệu:
• 50g đến 100g lá lốt tươi.
• 50g đến 100g lá ngải tươi.
• Hai đến ba bát nước (thêm hay giảm tùy vào tình hình trĩ của bạn).
– Cách làm:
• Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu và 1 nắm lá lốt
• Đem ngâm rửa với nước muối pha loãng, để ráo
• Sau đó đun sôi 2 lít nước và nguyên liệu vào
• Đun sôi thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp
• Đổ nước sắc ra thau, hòa thêm nước mát và vớt bỏ bã
• Sau đó dùng nước sắc ngâm rửa vùng hậu môn 2 lần/ ngày
Dùng lá lốt kết hợp với muối tinh chữa bệnh trĩ
Muối tinh hay còn gọi muối hạt là loại muối ít dùng trong nấu ăn mà hay dùng để ngâm rửa. Đây là loại muối nguyên chất không pha tạp, vì thế nó vẫn giữ được dược tính đáng có. Theo Đông y, muối vị mặn, tính mát, có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, diệt trùng. Kết hợp lá lốt với muối biển giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm đỏ và phù nề ở hậu môn. Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển còn giúp làm mềm ống hậu môn, hỗ trợ quá trình đại tiện và làm giảm ma sát giữa phân và búi trĩ. Hơn nữa, các khoáng chất trong muối biển còn giúp phục hồi và ngăn ngừa viêm nhiễm tại các vết xước ở niêm mạc trực tràng – hậu môn.
– Nguyên liệu:
• Khoảng một nắm tay lá lốt tươi.
• 1 muỗng cà phê muối tinh dùng.
• Nước lọc hai bát.
– Cách làm:
• Ngâm rửa 1 nắm lá lốt tươi với nước muối, vớt ra và để ráo nước
• Cho lá lốt vào đun sôi với 2 lít nước
• Sau đó đổ nước ra thau, thêm vào 1/2 – 1 thìa muối biển
• Dùng nước ngâm rửa hậu môn 1 – 2 lần/ ngày (có thể ngâm trước và sau khi khi đi tiêu)
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, lá ngải, lá sung, rau cúc tần và củ nghệ
Trong cuc tần có chứa nhiều tinh dầu, triterpen, axit chlorogenic, các flavonoid, khoáng chất (canxi, photpho, sắt, caroten) và vitamin C. theo y học cổ truyền, rau cúc tần có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, cầm máu. Theo Đông y, lá sung có vị chát, tính mát, thích hợp dùng tiêu viêm, sát trùng bên ngoài da. Nghệ có tác dụng diệt nấm, sát trùng, chống viêm và chữa lành vết thương ngoài da hiệu quả.
– Nguyên liệu:
• Lá lốt: 100g.
• Lá sung, lá ngải, rau cúc tần dùng mỗi loại 50g.
• Đem các loại lá trên rửa sạch và để ráo nước.
• Nghệ thái miếng (dùng khoảng 2g).
• 1 thìa muối hạt.
– Cách làm:
• Đem các nguyên liệu này đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá. Có thể rửa bằng nước muối pha loãng để đảm bảo được sự kỹ càng và sạch sẽ nhất.
• Dùng tay vò nát các nguyên liệu rồi cho vào một chiếc nồi vừa, sạch.
• Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi
• Đun sôi hỗn hợp nước này lên trong khoảng từ 1 đến 2 phút thì cho thêm một thìa muối hạt vào.
• Đun sôi trong khoảng 10 phút, rồi cho nghệ đã thái thành từng lát mỏng vào nồi và tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp, nhấc xuống để cho hơi nguội.
• Đổ nước hỗn hợp này vào một chiếc chậu hoặc thau nhỏ. Sau đó, người bệnh nhẹ nhàng đặt hậu môn vào xông hơi để hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ.
=> Làm như vậy thì các tính chất trong lá lốt sẽ bắt đầu thấm dần vào vùng hậu môn, làm cho búi trĩ bị teo dần lại và giảm hẳn tình trạng sưng đau ở vùng hậu môn.Bệnh nhân có thể tiếp tục ngồi xông cho đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại. Hoặc có thể kết hợp với sử dụng phần bã lá để rửa hậu môn thật sạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là trước khi áp dụng cách này người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối để vừa kháng khuẩn lại tiêu viêm hiệu quả.
Xông hơi và ngâm rửa với nước lá lốt chữa bệnh trĩ cực hay
Hoạt chất và tinh dầu trong thảo dược có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ cầm máu sau khi đi tiêu và giúp ức chế vi khuẩn, nấm men, virus và một số loại ký sinh trùng tích tụ ở ống hậu môn. Xông hơi và ngâm rửa với nước sắc lá lốt giúp giảm viêm, ức chế vi khuẩn và hỗ trợ làm co búi trĩ
Cách làm:
• Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và để ráo
• Sau đó đun sôi 2 lít nước và cho dược liệu vào
• Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp
• Trước khi xông, nên vệ sinh vùng hậu môn – trực tràng với nước lạnh
• Sau đó xông hơi trong 10 – 15 phút, có thể pha thêm nước mát và dùng nước để ngâm rửa
=> Với mẹo chữa này, bạn có thể áp dụng 1 – 2 lần/ ngày (sau khi đi tiêu) trong thời gian dài để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do trĩ và phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm quanh hậu môn.
Chữa bệnh trĩ từ lá lốt kết hợp với nghệ
Với hoạt chất chống oxy hóa dồi dào, nghệ vàng có khả năng phục hồi niêm mạc tổn thương, làm bền mạch máu và hỗ trợ làm co búi trĩ. Hơn nữa, thảo dược này còn có đặc tính kháng viêm, ức chế nấm, virus và hại khuẩn. Do đó phối hợp nghệ với lá lốt có khả năng cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và ngăn ngừa biến chứng viêm quanh hậu môn.
Cách làm:
• Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 1 nắm lá lốt
• Đem lá lốt ngâm rửa sạch, để ráo và xắt củ nghệ thành từng lát mỏng
• Đun sôi 2 lít nước rồi cho dược liệu vào đun khoảng trong 10 – 15 phút thì tắt bếp
• Dùng nước xông hậu môn trong 5 – 10 phút rồi hòa thêm nước mát vào để ngâm rửa giang môn
Dùng lá lốt kết hợp lá trầu không bài thuốc chữa bệnh trĩ dễ làm
lá trầu có khả năng làm mát, gây tê, sát trùng và giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá trầu còn có hiệu quả kháng sinh mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ từ lá trầu không và lá lốt đều đặn có thể giảm tình trạng đau nhức ở niêm mạc hậu môn, chống viêm, cải thiện hiện tượng phù nề và ngăn ngừa viêm nhiễm, áp xe.
Cách làm:
• Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 5 – 7 lá trầu không
• Đem nguyên liệu ngâm rửa với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra và để ráo nước
• Đun sôi khoảng 1.5 lít nước và cho nguyên liệu vào
• Đun thêm 10 – 20 phút rồi tắt bếp
• Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và vớt bỏ bã
• Sau đó dùng nước ngâm rửa vùng hậu môn và cầm máu búi trĩ
Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
– Không nên giã đắp hoặc thoa nước cốt lá lốt trực tiếp lên vùng hậu môn. Dược liệu này có vị cay nóng nên có thể gây kích ứng, nóng rát và phù nề.
– Bạn cần chắc chắn mình không bị dị ứng với lá lốt: Việc sử dụng lá lốt qua cả đường uống cũng như dùng ngâm rửa có thể gây kích ứng nếu bạn có tiền sử từ trước. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn, bạn nên xin lời khuyên từ các bác sĩ trước.
– Cần ngâm rửa dược liệu sạch trước khi sử dụng. Đồng thời nên vệ sinh hậu môn trước khi áp dụng các bài thuốc xông hơi và ngâm rửa. Nên áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đều đặn 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục 1 – 3 tháng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
– Mẹo điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp nhằm tăng tốc độ hồi phục, giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng và rút ngắn thời gian điều trị.
=> Trên đây là một số bài thuốc chữa trị bệnh trĩ từ lá lốt hiệu quả. Các biện pháp dùng lá lốt chữa bệnh trĩ trên chỉ có hiệu quả cao ở mức độ tình trạng bệnh nhẹ, còn với trường hợp búi trĩ đã phát triển quá to, không thể tự thụt vào thì bạn cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Bên cạnh đó người bệnh cần xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng của bệnh nhân: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ dễ tiêu từ rau xanh, hoa quả, tập luyện thể thao, không ngồi quá lâu, không ăn đồ cay, đồ chiên…
Biên soạn: Skv.com.vn