Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Các triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh tim

Bệnh tim là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Kịp thời nhận ra các triệu chứng của bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Đồng thời, dựa vào những triệu chứng ta có thể thay đổi chế độ ăn hợp lý, thời gian ngủ nghỉ khoa học, để có sức khỏe tốt. Sau đây là một số triệu chứng của người mắc bệnh tim, hãy cùng mình tìm hiểu nhé

Một số triệu chứng thường gặp

 

Khó thở: Bạn thường xuyên thấy khó thở, cảm giác như có vật gì đè lên ngực, khi nằm xuống, biểu hiện này lại càng rõ rệt, thậm chí khi hít thở sâu cũng rất khó khăn.

Cảm giác tức ngực: thường có cảm giác bị đè nặng, đau thắt ngực ở phần dưới xương ức, cảm giác đau theo cơn và thường xuyên lặp lại. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra khoảng 10 phút. Đau ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nhồi máu cơ tim đều gây ra đau ngực, và ngược lại đau ngực có thể do nguyên nhân từ bệnh ngoài tim, như bệnh của phổi, thành ngực, tiêu hóa…Đau ngực do tim thường có đặc điểm: đau thường ở giữa ngực, sau xương ức, có thể hơi lệch sang trái một ít, cảm giác ép khó chịu, thắt chặt hoặc đầy ở ngực.

Hiện tượng phù: Nếu ngủ dậy thấy hiện tượng mặt bị căng, to hơn, mí mắt nặng hoặc bàn chân phù vào các thời điểm nhất định trong ngày thì bạn nên cẩn trọng. Đây rất có thể là những dấu hiệu cảnh báo suy tim.  Suy tim là nguyên nhân dẫn đến tích tụ dịch trong cơ thể. Điều này dẫn đến phù (thường là ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân và bụng). Các biểu hiện khác xuất hiện cùng với phù là chán ăn và tăng cân.

Mệt mỏi hoặc kiệt sức: Chỉ là những hoạt động bình thường, hoặc ngay cả khi ngủ dậy, cơ thể của bệnh nhân mắc bệnh tim cũng có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Hiện tượng này được giải thích là do thiếu máu đến tim, não, phổi và sẽ xảy ra một cách thường xuyên.

Ho dai dẳng: Khi tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể sẽ xảy ra tình trạng máu bị ứ lại và đồng thời dịch sẽ ứ ở phổi lâu ngày. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị ho mạn tính, thường xuyên thở khò khè, ho nhiều khi nằm và khi mới dậy khỏi giường. Ho kéo dài dai dẳng hoặc khò khè có thể là triệu chứng của suy tim. Suy tim dẫn đến ứ dịch ở phổi, gây ra hai triệu chứng này. Trong vài trường hợp, người suy tim có thể ho ra đàm có máu.

Chán ăn, hay buồn nôn: Bệnh nhân tim mạch thường xuyên có cảm giác no, chán ăn do dịch ứ lại trong gan và các cơ quan tiêu hóa.

Thường xuyên tiểu đêm: vì lượng nước tích tụ gây phù ở nhiều bộ phận, trong đó có thận.

Nhịp tim nhanh, mạch không đều: Khi bị suy giảm chức năng bơm máu, tim sẽ đập nhanh hơn. Chính vì thế, người bệnh thường có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh như hiện tượng đánh trống ngực. Nếu thỉnh thoảng tim đập nhanh như đang nhảy dây rồi trở về bình thường thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu mạch nhanh hoặc không đều kéo dài hoặc kèm theo yếu cơ, chóng mặt, khó thở… thì có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim.

Hay lo lắng: Thở nhanh, nhịp tim khác thường và thường xuyên lo lắng, đồng thời tay đổ mồ hôi nhiều,…Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng quá mức và cảm giác sợ chết.

Chóng mặt, ngất xỉu: Trong trường hợp máu đến não bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra chóng mặt hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh. Chóng mặt còn có thể do tình trạng rối loạn nhịp tim nặng gây ra.

Đau ngoài ngực: Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim cơn đau bắt đầu ở ngực và lan lên vai, cánh tay, khuỷu tay, lưng, cổ hoặc bụng. Nhưng có khi không có biểu hiện đau ngực mà lại đau ở vị trí khác ngoài ngực. Cơn đau xuất hiện rồi biến mất. Nam giới bị nhồi máu cơ tim thường đau cánh tay trái. Nữ có cảm giác đau ở cả hai cánh tay, hoặc giữa hai xương bả vai.

 Đổ mồ hôi: Mồ hôi vã ra như tắm dù bạn không vận động và thời tiết chẳng nóng nực gì.

=> Trên dây là một số triệu chứng của bệnh tim thường gặp. Bạn có thể tham khảo để theo dõi sức khỏe của mình tại nhà. Vfad có biện pháp ngăn ngừa phù hợp. Chúc bạn sức khỏe

Biên soạn: Skv.com.vn

Rate post