Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hàng giả

Bồi thường 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy

Dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì khi mắc một căn mệnh nào đó cũng cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không hay xảy ra. Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp y khoa hiện đại thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số bài thuốc dân gian chữa bệnh đau vai gáy hiệu quả, cùng mình tìm hiểu nhé

 

Một số bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy

 

Dùng hạt gấc:  nhân hạt có vị đắng, tính ôn, hơi độc. Theo dược lý hiện đại, nhân hạt lại chứa nhiều hoạt chất như xenlulo, lipit, invedaxa,… có công dụng trị chứng đau nhức, sưng tấy, viêm.

Cách làm: Dùng hạt gấc làm thuốc đắp

• Rửa sạch những hạt gấc được chuẩn bị, rồi vớt ra để ráo.

• Nướng hạt gấc trên bếp than cho cháy đen.

• Đợi hạt gấc nguội dần rồi tách bỏ phần vỏ chỉ lấy phần nhân bên trong cho vào cối giã cho nhỏ.

• Cho những hạt gấc vừa được giã nhỏ ngâm cùng với một lượng rượu trắng vừa đủ.

• Đậy kín nắp bình rồi để nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày có thể lấy ra dùng.

• Dùng một nhúm bông y tế chấm lấy một ít rượu gấc để thoa lên vị trí đau nhức. Hoặc có thể cho một ít rượu gấc vào lòng bàn tay rồi xoa đều.

• Thực hiện đều đặn mỗi ngày vài lần, kết hợp với việc mát-xa vai gáy để thuốc thấm sâu vào trong lớp biểu bì.

***Lưu ý: Không bôi rượu gấc lên vết thương hở.

 

 

Dùng gừng: Trong gừng có chứa hàm lượng zingibain khá lớn, có tác dụng như một vị thuốc giảm đau. Ngoài ra, gừng còn chứa các thành phần có tính trị liệu cao.

Cách làm 1: Dùng gừng làm thuốc uống

• Vỏ gừng đem rửa sạch trước khi sử dụng.

• Gọt bỏ phần vỏ rồi thái thành từng lát mỏng cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

• Cho một ít nước ấm vào gừng giã nhuyễn, khuấy đều cho phần tinh chất trong gừng hòa cùng với nước.

• Chắt lọc phần nước, không sử dụng phần bã.

• Sử dụng mỗi ngày một lần để cải thiện chứng đau vai gáy.

• Với bài thuốc uống từ gừng, bạn có thể thêm một ít mật ong để dùng, có tác dụng chống viêm, sưng vùng vai gáy.

 

 

Cách làm 2: Dùng gừng làm thuốc đắp ngoài

• Rửa sạch những củ gừng tươi bằng nước sạch để loại bỏ phần đất cát, sau đó vớt để ráo nước.

• Gọt bỏ vỏ, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.

• Thêm một ít muối và giấm vào cùng gừng xay nhuyễn, trộn đều hỗn hợp.

• Mỗi ngày sử dụng mỗi hợp trên để đắp vào vị trí đau nhức và giữ yên khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

 

 

Cách làm 3: Kết hợp gừng và rượu để làm thuốc đắp ngoài

• Rửa sạch những củ gừng tươi.

• Thái củ gừng thành từng lát mỏng rồi sau đó đem giã nát.

• Cho những phần gừng giã nát vào trong bình thủy tinh cùng với một lượng rượu trắng.

• Đậy kín nắp và nơi thoáng mát. Sau 3 ngày có thể sử dụng. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, rượu gừng càng để lâu càng tốt.

• Mỗi ngày sử dụng một ít rượu gừng để xoa bóp lên vị trí nhức mỏi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

 

Dùng ngải cứu: ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng ổn định khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, đau cột sống… Muối có nhiều khoáng chất, dùng muối rang nóng có khả năng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giảm nhức mỏi, giảm sưng viêm và giảm đau.

Cách làm 1: Ngải cứu và muối

Nguyên liệu

• 200g lá ngải cứu

• 2 thìa muối hạt

Cách làm

• Ngải cứu rửa sạch để lọc bỏ phần bụi bẩn, để thật ráo nước.

• Cho cả ngải cứu và muối hạt vào chảo để đun nóng. Sau đó đổ tất cả nguyên liệu vào một cái túi vải rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau trong khoảng 15 phút.

• Nếu thấy túi lá thuốc đã nguội, cho lên chảo để sao nóng và chườm tiếp.

• Cứ thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.

• Trong quá trình chườm nóng, bạn cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để tránh làm bỏng da.

 

 

Cách làm 2: Ngải cứu, lá lốt và muối

Nguyên liệu

• 100g lá lốt

• 100g ngải cứu

• 500g muối hạt

Cách làm

• Lá lốt, ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi hong khô.

• Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao nóng cùng với muối rồi bỏ vào túi vải.

• Đem túi vải nóng chườm lên vị trí bị đau nhức đến khi nguội dần.

• Nếu thấy túi thuốc bị nguội thì tiếp tục hơ nóng và chườm tiếp.

• Thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.

 

 

Dùng mật ong và bột quế: mật ong có chứa nhiều các thành phần có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Bột quế lại chứa hợp chất Cinnamaldehyde, là một thành phần có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.

Cách làm 1: Dùng làm thuốc uống

Nguyên liệu:

• 2 muỗng mật ong nguyên chất

• 1 muỗng bột quế

Cách làm:

• Cho 2 muỗng mật ong nguyên chất và một muỗng bột quế vào trong một cốc nước nóng.

• Khuấy đều cho hỗn hợp tan đều.

• Dùng khi hỗn hợp nguội dần để tránh bỏng lưỡi

• Mỗi ngày sử dụng 2 lần (sáng và tối), dùng sau mỗi bữa ăn.

 

Cách làm 2: Dùng làm thuốc thoa ngoài

Nguyên liệu:

• 2 muỗng mật ong nguyên chất

• 1 muỗng bột quế

• Nước ấm

Cách làm:

• Cho mật ong nguyên chất, bột quế và nước ấm vào trong một cốc thủy tinh theo tỷ lệ 1:1:2.

• Trộn đều các hỗn hợp trên cho đến khi đạt độ sền sệt.

• Đắp lên vị trí đau nhức một lượng vừa đủ, kết hợp với việc mát xa nhẹ nhàng 5 – 10 phút.

• Giữ nguyên trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại bằng nước lạnh.

• Mỗi ngày thực hiện một lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

 

 

Dùng cây xấu hổ:  loại cây này có vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng chống viêm, an thần, làm dịu cơn đau.

Nguyên liệu

• 30g rễ cây xấu hổ

• Rượu trắng

Cách làm:

• Đem rễ cây trinh nữ đi thái mỏng, tẩm vào rượu rồi sao vàng.

• Cho vào ấm và sắc lên cùng với khoảng 400ml nước.

• Đun cho đến khi thấy lượng nước trong ấm còn khoảng 100ml thì tắt bếp.

• Đem lượng thuốc thu được chia thành 2 lần dùng trong ngày. Uống sau bữa ăn để mang đến tác dụng tốt nhất.

 

 

Dùng đu đủ và mễ nhân

Nguyên liệu:

• 30g đu đủ

• 30g mễ nhân sống

Cách làm:

• Các nguyên liệu trên sau khi được rửa sạch thì thái nhỏ, cho vào nồi.

• Thêm nước vào để đun sôi lên, đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy mễ nhân chín mềm là được.

• Để mang đến tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn ngay sau khi nấu.

 

 

=> Trên đây là một số bài thuốc dân gain chữa đau vai gáy. Bên cạnh áp dụng bài thuốc bạn cũng cần có chế độ sống và sinh hoạt khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bệnh mau khỏi. Chúc bạn thành công khi áp dụng các bài thuốc này

Rate post