Những biến chứng và cách điều trị bệnh trĩ nội
Những biến chứng và cách điều trị bệnh trĩ nội không phải ai cũng biết. Bệnh trĩ nội có rất nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mỗi người. Biết được những biến chứng của nó để chủ động điều trị tránh những hậu quả khó lường về sau. Bạn có thể tìm hiểu một số thông tin cần thiết dưới đây nhé
Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nội
– Tắc mạch: Cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc khiến bệnh nhân đau rát.
– Nhiễm khuẩn búi trĩ: Tổn thương do trĩ nội dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và sưng, có thể loét trong hậu môn.
– Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ nội có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ ống hậu môn gây đau đớn và nhiều khó khăn, bất tiện khi người bệnh trĩ đi đại tiện. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.
– Nứt kẽ hậu môn: Biến chứng này khiến bệnh nhân đau đớn nhiều khi đi đại tiện. Nếu bệnh nhân chỉ có búi trĩ nhỏ nhưng lại đau nhiều khi đi đại tiền thì rất có khả năng có nứt hậu môn kèm theo.
– Ung thư trực trạng: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ nội
Biện pháp khắc phục bệnh trĩ nội
• Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ không tan sẽ trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón
• Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ. Áp dụng một loại kem bôi trĩ.
• Ngâm hậu môn thường xuyên trong chậu nước ấm.Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút và 2-3 một ngày sẽ giúp dịu các cơn đau do trĩ nội gây ra.
• Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Tắm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn của bạn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Lau vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng.
• Không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Vì loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn, và dù có ngứa cũng không được mạnh tay mà cần nhẹ nhàng để tránh cọ xát sát vào búi trĩ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
• Chườm lạnh: Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng.
• Biện pháp dùng thuốc: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
• Thắt búi trĩ bằng dây cao su: thắt đáy búi trĩ bằng một chiếc vòng cao su hoặc một sợi dây thun với mục đích ngăn chặn máu tươi chảy vào các búi trĩ, làm cho nguồn dinh dưỡng cung cấp cho búi trĩ khiến búi trĩ yếu dần và rụng đi
• Kỹ thuật chích xơ búi trĩ: Phương pháp điều trị bệnh trĩ này là phương pháp bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa học trực tiếp vào mô trĩ để thu nhỏ búi trĩ. Sau khi tiêm xong một thời gian thuốc sẽ tạo xơ hóa búi trĩ, khiến cho máu không thể đến để nuôi búi trĩ và sau một thời gian búi trĩ sẽ teo lại.
• Đông máu (hồng ngoại, laser hoặc lưỡng cực). Kỹ thuật đông máu sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại hoặc nhiệt. Khiến búi trĩ sẽ cứng lại và teo lại.
• Phương pháp phẫu thuật
– Cắt bỏ búi trĩ: Cắt trĩ là cách hiệu quả và đầy đủ nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát
– Ghim trĩ: cắt trĩ bằng ghim hoặc cắt trĩ bằng ghim, ngăn chặn lưu lượng máu đến mô trĩ.
=>Trên đây là những thông tin về các biến chứng của bệnh trị nội. Cùng với một số biện pháp điều trị. Bệnh nhân cần có thái độ chủ động phòng và điều trị từ sớm để lấy lại sức khỏe tốt, không nên để bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị, vừa gây đau đớn cho bản thân lại mất nhiều tiền của, thời gian để trị bệnh.
Biên soạn: Skv.com.vn