Nên làm gì khi bị côn trùng cắn sưng tấy, bọng nước?
Những vết côn trùng cắn ngay cả người lớn đều có thể bị, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mẹ cần làm gì khi bé bị côn trùng cắn? là câu hỏi được các bà mẹ trong nhóm Các Bà Mẹ Bỉm Sữa đặt câu hỏi. Những vết cắn tưởng chừng như bình thường, nhưng chúng ta không biết cách chăm sóc các vết thâm, ngứa, bọng nước có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Đây chính là nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo xấu lên cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ, khi làn da còn nhạy cảm.
Côn trùng cắn hay đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc.
1/ Nhóm độc: côn trùng độc tiêm độc tố qua vòi của chúng và thường gây đau đớn như ong, kiến ba khoang… Trong khi nhóm côn trùng không độc hút máu như muỗi thì lại thường gây ngứa rất khó chịu, có trường hợp bị bọng nước như bỏng.
2/ Nhóm không độc: Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ gây ra những phản ứng nhẹ như mẩn ngứa ở nơi bị đốt, sau đó sẽ tự biến mất.
Nên làm gì khi bị côn trùng cắn sưng tấy, bọng nước?
Bước 1: Lấy hết nọc độc côn trùng
Nếu bé bị ong chích, mẹ nên nhanh chóng đưa bé ra khỏi khu vực có ong và cho bé nằm yên một chỗ để hạn chế nọc độc lan nhanh khắp cơ thể. Sau đó, mẹ nên lấy nọc độc bằng nhíp sạch đã được khử trùng bằng cồn. Tuyệt đối không dùng tay nặn ngòi độc vì túi độc có thể vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Bước 2: Làm sạch vùng da tổn thương
Rửa sạch những chỗ có vết thương bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Nếu vết cắn của côn trùng bị phồng rộp hay mưng mủ thì mẹ không nên chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc sạch đặt nhẹ lên trên, vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng và sẽ lâu lành hơn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn.
Bước 3: Điều trị các chứng khó chịu do côn trùng cắn:
Nhằm ngăn ngừa việc bé gãi nhiều vào vùng da tổn thương, mẹ cần làm những cách sau giúp bé giảm ngứa rát và viêm nhiễm, cũng như ngăn chặn việc để lại sẹo thâm, sẹo xấu.
− Tắm rửa, vệ sinh bé sạch sẽ: Không chỉ làm sạch vùng da bị côn trùng cắn mà còn cần làm sạch 2 bàn tay trẻ, để giảm nguy cơ viêm nhiễm vết ngứa khi bé gãi.
− Giúp trẻ giảm kích ứng, giảm ngứa: Nên dùng gel hoặc kem bôi lên vết côn trùng cắn để giảm cảm giác khó chịu ngay cho trẻ. Vì trẻ nhỏ cứ liên tục gãi khi ngứa, làm mất đi lớp kem bôi khi kem chưa kịp thẩm thấu, nên vết ngứa rất lâu lành và ngày càng sưng tấy nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ nên ưu tiên dùng loại gel có thành phần mát dịu để làm dịu vết ngứa ngay sau khi bôi. Khi cảm nhận cảm giác mát dịu, bé sẽ hết cào gãi, vết ngứa sẽ không bị trầy xước, viêm nhiễm.
− Giúp ngăn ngừa viêm sưng: Khi bị ngứa ngáy, trẻ sẽ gãi cho đến khi vết ngứa bị trầy da và sưng tấy, mưng mủ. Để vết viêm sưng mau lành, cần dùng loại gel bôi có tác dụng giúp giảm viêm hoặc kháng viêm theo cơ chế tự nhiên, vết cắn sẽ nhanh chóng lành hẳn và không để lại sẹo thâm hoặc nếu có thì sẹo rất mờ, rất ít.
− Ngăn ngừa vết sẹo: Khi vết ngứa đã lành và để lại sẹo thâm, cần dùng gel làm mờ sẹo thoa đều đặn vào vết thâm hàng ngày cho đến khi vết thâm mờ dần và không còn thấy. Nếu chăm sóc vết thâm ngứa do côn trùng cắn ngay từ đầu, da bé sẽ không có hoặc không còn sẹo thâm, sẹo xấu.